Quốc tế

Robot Marker phóng cả trăm UAV

Theo ông Yevgeny Dudorov, Giám đốc Công ty Android Technology, những robot chiến đấu Marker có thể phóng tới 100 chiếc UAV cho mỗi lần làm nhiệm vụ.

Nga tăng cường cho Hạm đội Biển Đen loạt tàu tên lửa Karakurt cực mạnh / Moscow đổ chục tỷ USD để thêm sức cho UAV quân sự

Robot Marker là sản phẩm do Công ty Android Technology phối hợp với Quỹ Nghiên cứu Tiên tiến đều thuộc Nga chế tạo. Tổ hợp robot này nặng khoảng 3 tấn, được trang bị nhiều thiết bị và vũ khí khác nhau.

Marker có thể lập kế hoạch tuyến đường và di chuyển tự động trong điều kiện đô thị hay trên địa hình gồ ghề, đồng thời có khả năng nhận dạng đối tượng dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo.

"Chúng tôi chuẩn bị lắp đặt các Pod chứa UAV trên Marker. Mỗi cỗ máy tấn công này có thể chứa tới 100 chiếc UAV cỡ nhỏ. Chúng tạo thành đàn máy bay không người lái gây quá tải cho hệ thống phòng không khi tấn công kẻ thù", ông Yevgeny Dudorov nói.

Thượng tầng của Marker thiết kế kiểu module có thể tích hợp nhiều loại vũ khí khác nhau.

Thượng tầng của Marker thiết kế kiểu module có thể tích hợp nhiều loại vũ khí khác nhau.

Loại UAV cỡ nhỏ được ông Yevgeny Dudorov tiết lộ chính là BAS-80. Dòng UAV này có khả năng mang đầu đạn nặng khoảng 600 gram hoặc lớn hơn trong trường hợp cần thiết. BAS-80 có thể bay liên tục trên không trong khoảng 18 phút, phạm vi hoạt động lên tới 30km.

Chương trình Marker bắt đầu được Nga triển khai hồi năm 2018, với mục tiêu chế tạo và phát triển toàn diện các công nghệ và các yếu tố cơ bản của robot trên mặt đất. Đến tháng 1/2023, Nga tuyên bố đã hoàn tất quá trình phát triển Marker.

Hiện Marker có 2 phiên bản. Đầu tiên là phiên bản trinh sát, có các cảm biến và máy bay không người lái được thiết kế để hỗ trợ hoạt động tuần tra, thăm dò. Thứ hai là phiên bản chiến đấu, có thể tấn công bộ binh, các loại xe tăng thiết giáp.

Khi làm nhiệm vụ, robot có thể xác định các mục tiêu ưu tiên một cách độc lập. Chẳng hạn nếu phát hiện một xe thiết giáp chở quân, xe tăng T-64 và một số vũ khí nước ngoài, nó sẽ tự động chọn mục tiêu có giá trị cao nhất và điều chỉnh hỏa lực phù hợp để tấn công một cách hiệu quả.

 

Robot chiến đấu Marker được trang bị nhiều loại vũ khí gồm tên lửa chống tăng, súng máy hạng nặng, súng phóng lựu và sắp tới là cả trăm chiếc UAV cỡ nhỏ.

Marker ban đầu không được thiết kế cho các vùng xung đột, nhưng Nga đã sử dụng tổ hợp này để hỗ trợ các hoạt động quân sự tại Syria và miền Đông Ukraine. Nhà sản xuất cho biết, với việc được trang bị vũ khí cực mạnh, robot có thể tấn công các loại xe tăng Leopard, Abrams mà Mỹ và một số nước phương Tây chuyển cho Ukraine.

Ông Dmitry Rogozin, Cựu giám đốc Tập đoàn vũ trụ Roscosmos của Nga cho biết, nếu danh mục điện tử trong hệ thống điều khiển của robot chứa hình ảnh thiết bị của đối phương, Marker sẽ có thể tự động nhận biết và tấn công chúng.

Theo xác nhận của ông Dmitry Rogozin, lực lượng tác chiến nước này đã điều ít nhất 4 robot Marker (phiên bản chiến đấu) tới Donbass để tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt.

"Bốn chiếc Marker đã đến Donbass theo đúng lịch trình. Chúng tôi đã tải các hình ảnh về mục tiêu, thử nghiệm thuật toán tác chiến dành cho robot chiến đấu và lắp đặt vũ khí mạnh mẽ", ông Dmitry Rogozin nói.

 

Với công nghệ tối tân cùng vũ khí mạnh mẽ của Marker sẽ mang lại lợi thế chiến lược cho các lực lượng Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hiện nay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm