Quốc tế

Rùng mình với những thí nghiệm tâm lý vô nhân đạo nhất thế giới

Công cuộc nghiên cứu những kì diệu của bộ máy sinh học phức tạp nhất thế giới - bộ não con người - đã sinh ra những thí nghiệm tâm lý vô nhân đạo đến không ngờ. Từ thôi miên, tẩy não cho đến tra tấn tâm lý. Sau đây là những thí nghiệm tâm lý kinh hoàng nhất lịch sử.

Nga hồi sinh phòng thí nghiệm vũ khí đã đóng cửa từ thời Liên Xô / Thí nghiệm tàn nhẫn kinh điển: Sát hại 15 con chó để chứng minh hồn ma có thật, thành quả thu được thành trò cười cho giới khoa học

Dự án Artichoke - CIA đã tiến hành một loạt các dự án kiểm soát tâm trí để thẩm vấn những đối tượng đặc biệt. Họ sử dụng các phương pháp và chất liệu khác nhau như thôi miên, LSD, cách ly hoàn toàn. Kết quả là các đối tượng để trở nên đờ đẫn, lẩm cẩm, mất trí.


Năm 1951, Văn phòng Thông tin Khoa học của CIA đã khởi xướng một dự án nhằm kiểm soát tâm trí mang tên “Artichoke”. Dự án này được giám sát bởi một đại diện từ các nhân viên nghiên cứu của CIA, cựu tướng quân của quân đội, Paul F. Gaynor, và thu thập thông tin từ các đơn vị tình báo của Quân đội, Hải quân, Không quân và FBI. Dự án cũng được đặt ra để trả lời câu hỏi, “Liệu chúng ta có thể kiểm soát được một cá nhân đến mức tuân thủ hoàn toàn mệnh lệnh được giao, kể cả khi cá nhân không đồng thuận với mệnh lệnh và thậm chí tuân thủ các mệnh lệnh đi ngược với luật cơ bản của tự nhiên, ví dụ như luật sinh tồn?"

Dự án cũng thực hiện các thí nghiệm trong và ngoài nước, sử dụng chất kích thích LSD, thôi miên và sử dụng biện pháp cô lập hoàn toàn để xây dựng các kĩ thuật tra vấn đối tượng con người. Tương tự, những thí nghiệm ép nghiện morphine, cai nghiện ma tuý, sử dụng hóa chất gây ảnh hưởng trí nhớ cũng được thực hiện. CIA lựa chọn những người yếu thế trong xã hội làm đối tượng của dự án. Những người này bao gồm người đồn tính, dân tộc thiểu số và tù binh chiến tranh. Địa điểm thí nghiệm là những nơi cô lập ở Nhật Bản, Châu Âu, Châu Á và Philippines.

Kết quả của thí nghiệm vô nhân đạo này là các đối tượng tham gia phải chịu chứng hậu chấn thương tâm lý, mất trí nhớ và còn nhiều hơn thế. Vi rút sốt xuất huyết cũng được sử dụng trong các thí nghiệm.

Chiến dịch Midnight Climax - Là một phần của dự án kiểm soát tâm trí do CIA tài trợ, dự án này dụ các đối tượng đến các điểm an toàn và bí mật đưa cho họ LSD hoặc các chất gây nghiện khác. Kết quả là những người tham gia “lên cơn điên” giữa nơi công cộng nhiều lần.

Frank Olson và Allen Dulles

Frank Olson và Allen Dulles

Trong những năm 1950, CIA lựa chọn những địa điểm an toàn tại San Francisco, Marin và Thành phố New York là những nhà thổ These safe houses acted as brothels to obtain a selection of men who would be too embarrassed to talk about the events. CIA thuê gái mại dâm dụ dỗ khách hàng vào nhà thổ, sau đó họ bị lén cho dùng các chất kích thích gây nghiện và bị CIA theo dõi qua gương một chiều. Những vị khách bị dụ này đồng thời phải chịu làm đối tượng bất đắc dĩ cho nghiên cứu sâu rộng về sự ảnh hưởng của tống tiền tình dục, công nghệ giám sát, và thốc lú đến các hoạt động thực địa. Không những phải chịu làm chuột bạch bất đắc dĩ, những đối tượng này còn bị đe dọa, buộc phải giữ bí mật về cuộc thử nghiệm, nếu không muốn tiếp tục bị làm chuột bạch bất đắc dĩ.

Chiến lược sớm mở rộng và các nhân viên CIA bắt đầu đánh thuốc dân thường tại nhà hàng, quán bar, và bãi biển. Không chỉ có dân thường, mà những nhân viên CIA, nhân viên quân sự Mỹ và các điệp viên bị nghi là gián điệp Xô Viết cũng bị đánh thuốc và trở thành những đối tượng nghiên cứu bất đắc dĩ. Kết quả, có rất nhiều trường hợp đối tượng bị suy nhược trong thời gian dài. Ngoài ra còn có báo cáo về một số người đã tử vong do dự án này. Các phản ứng phụ khác bao gồm một trường hợp một nhân viên bị đánh thuốc trong tách cà phê buổi sáng và trở nên điên loạn, chạy ngang dọc Washington, thét rằng có quái vật trong mỗi chiếc xe vượt qua anh ta. Một trường hợp nữa, một vị bác sĩ chưa bao giờ sử dụng chất kích thích bị đánh thuốc, đã rơi vào chứng trầm cảm nặng. Ông nhảy lầu từ tầng 13.

Thử nghiệm Nhà tù Stanford - thí nghiệm nhà tù Stanford được Hải quân Hoa Kỳ tài trợ nhằm điều tra các ảnh hưởng tâm lý của quyền lực, tập trung vào cuộc đấu tranh quyền lực giữa tù nhân và các giám ngục. Cuộc thử nghiệm bị kết thúc đột ngột sau sáu ngày khi một số người tham gia bị cuốn sâu vào vai giám ngục, sử dụng các biện pháp cưỡng chế, và thậm chí còn tra tấn tâm lý các tù nhân.

Vào ngày 14 tháng 8 năm 1971, giáo sư Tiến sĩ Philip Zimbardo của Đại học Sandford đã bắt đầu một thử nghiệm nhằm kiểm tra giả thuyết rằng các đặc điểm tính cách vốn có của tù nhân và giá ngục là nguyên nhân chính gây ra những hành vi bạo lực trong tù. Ông đã tuyển chọn 24 người trong số những nam sinh viên khỏe mạnh và ổn định nhất về mặt tâm lý. Ông thông báo họ sẽ tham gia một cuộc mô phỏng trại giam kéo dài hai tuần. Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ tài trợ nghiên cứu này để điều tra nguyên nhân gây ra những khó khăn giữa các lính canh và tù nhân trong quân đội.

 


Tiến sĩ Zimbardo cung cấp dùi cui gỗ cho thành viên tham gia và yêu cầu họ không làm hại tù nhân hoặc bỏ đói họ. Tuy nhiên, ông yêu cầu các lính canh áp dụng áp lực tâm lý bằng cách "tạo cho tù nhân những cảm giác nhàm chán, sợ hãi ở một mức độ nào đó, tạo ra một khái niệm rằng cuộc sống của họ hoàn toàn bị kiểm soát bởi chúng ta, bởi hệ thống này, bởi các bạn, và tôi. Và họ sẽ không có sự riêng tư ... Chúng tôi sẽ lấy đi sự tự do của họ theo những cách khác nhau. Nói chung, là tạo ra một cảm giác bất lực. Tức là, trong trường hợp này, chúng ta sẽ có tất cả sức mạnh và họ sẽ không có gì. " Những thành viên đóng vai tù nhân bị “bắt giam” ở nhà và bị “kết án” cướp vũ trang. Cảnh sát địa phương đã hỗ trợ Zimbardo tiến hành bắt giữ và làm thủ tục bắt giam tù nhân đầy đủ, gồm lấy dấu vân tay và chụp ảnh căn cước tù nhân. Cảnh sát cũng giải tù nhân từ đồn cảnh sát đến nhà tù giả, ở đây những tù nhân bị lột đồ khám xét và nhận danh tính mới của họ.

Các kết quả khủng khiếp bắt đầu từ ngày thứ hai trở đi. Một số tù nhân bắt đầu chống đối lại chỉ thị của giám canh, và một giám canh đã dùng bình cứu hỏa tấn công các tù nhân. Trong vòng 36 giờ, một tù nhân bắt đầu trở nên điên loạn và la hét, nguyền rủa, và trở nên rất kích động. Phải mất một thời gian, nhóm giám sát thí nghiệm mới nhận ra rằng tù nhân này thực sự đang phải chịu đựng nỗi đau tâm lý. Càng về sau, các lính canh bắt đầu quấy rối các tù nhân về tinh thần và thể chất. Cuộc thử nghiệm bị buộc dừng lại chỉ sau sáu ngày, khi nhiều cai ngục ngày càng trở nên tàn nhẫn, và khoảng một phần ba số cai ngục đã biểu lộ những khuynh hướng tàn bạo thực sự. Hầu hết các những thành viên đóng cai ngục đều thất vọng khi thử nghiệm chỉ dừng lại sau sáu ngày

Thí nghiệm Milgram - Thí nghiệm tâm lý học Đại học Yale này đo lường sự sẵn sàng tuân theo một nhân vật có thẩm quyền của một đối tượng. Trong thí nghiệm, họ tách hai người tham gia thành hai phòng, họ có thể nghe thấy nhưng không thể nhìn thấy nhau. Sau đó, họ yêu cầu người thử nghiệm đặt câu hỏi cho người kia và nếu trả lời sai, họ sẽ bị điện giật. Trái với kỳ vọng của các nhà nghiên cứu, thử nghiệm cho thấy rằng một tỷ lệ rất lớn người dân sẵn sàng tuân theo, mặc dù không muốn, ngay cả khi có thể gây ra thương tích nghiêm trọng và đau khổ.

 

Thử nghiệm Milgram

Thử nghiệm Milgram

Stanley Milgram, nhà tâm lý học tại Đại học Yale năm 1961, đã bắt đầu một loạt các thí nghiệm tâm lý xã hội để đánh giá sự sẵn lòng của những người tham gia nghiên cứu, là những người đàn ông từ nhiều ngành nghề khác nhau với trình độ học vấn khác nhau, tuân theo một nhân vật có thẩm quyền thực hiện hành vi mâu thuẫn với lương tâm cá nhân của họ. Cuộc thử nghiệm bắt đầu ba tháng sau khi phiên tòa xét xử Adolf Eichmann ở Jerusalem mở ra. Milgram đã phát triển nghiên cứu này để trả lời câu hỏi nóng của thời đại: “Liệu rằng Eichmann và hàng triệu người đồng lõa của ông trong cuộc thảm sát Holocaust chỉ làm theo lệnh? Liệu chúng ta có thể coi tất cả họ là những kẻ đồng lõa? " Thử nghiệm này được lặp lại nhiều lần trong nhiều năm qua với kết quả nhất quán trên toàn cầu.

Trong đó, họ đã giao vai trò của giáo viên và người học cho hai người tham gia. Họ đã chọn một diễn viên cho vai trò của người học và đối tượng kiểm tra cho vai trò của giáo viên. Tuy nhiên, họ không cho đối tượng biết rằng diễn viên cũng là một giáo viên. Thay vào đó họ chỉ nói phiếm qua. Milgram sau đó đặt cả hai trong một phòng liền kề và buộc nam diễn viên vào ghế điện. Ông cũng nói với đối tượng rằng người học (diễn viên) bị bệnh tim. Họ cũng cho giật điện đối tượng một cú sốc điện mẫu để trải nghiệm nỗi đau mà người học sẽ trải nghiệm. Họ đưa cho giáo viên một danh sách các cặp từ để dạy cho người học. Sau đó giáo viên sẽ đọc từ đầu tiên của mỗi cặp và cho người học bốn lựa chọn để chọn đúng câu trả lời. Với mỗi câu trả lời sai, giáo viên phải giật điện người học. Mức điện áp sẽ tăng 15 volt cho mỗi câu trả lời sai.

 

Một số đối tượng đã ngừng giật điện người học ở mức 135 volt, tuy nhiên, phần lớn vẫn tiếp tục khi họ được đảm bảo rằng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm. Một số khác, khi nghe những tiếng la hét của người học, bắt đầu có các dấu hiệu căng thẳng cực kỳ chẳng hạn như cười một cách đầy lo lắng. Trong cuộc thí nghiệm đầu tiên, 65% đối tượng tham gia đã thực hiện sốc điện đến 450 volt, là mức điện áp cao nhất của thử nghiệm. Ngoài việc sốc điện, những người tham gia còn chịu đựng những căng thẳng tinh thần.

Nghiên cứu Quái vật - Thử nghiệm của Đại học Iowa liên quan đến trẻ mồ côi làm đối tượng từ Davenport, Iowa. Người giám sát chia các em này thành hai nhóm và sử dụng biện pháp điều trị kí năng nói riêng cho mỗi nhóm. Một nhóm được hướng dẫn với những lời lẽ tích cực và những nhóm còn lại phải nghe những lời hướng dẫn tiêu cực. Kết quả là có những đứa trẻ bị ảnh hưởng tâm lý kéo dài.


Năm 1939, Wendell Johnson, giáo sư đại học Iowa với sự trợ giúp của sinh viên học ông, Mary Tudor, đã tiến hành một cuộc thử nghiệm với 22 đứa trẻ mồ côi từ Davenport, Iowa. Họ chọn 22 đối tượng từ một trại trẻ mồ côi thương binh liệt sĩ ở Iowa. Họ giấu những đứa trẻ mục đích của nghiên cứu và nói rằng chúng sẽ được điều âm ngữ trị liệu. Trong số 22 sinh viên, có 10 sinh viên nói lắp, và mục đích của các thí nghiệm này là cố làm cho trẻ khỏe mạnh nói lắp; và xem liệu động viên trẻ nói lắp rằng cách nói của chúng không có vấn đề gì có đem tác dụng nào không.

 

Thử nghiệm này tạo ra những ảnh hưởng tâm lý tiêu cực lên những trẻ mồ côi thuộc nhóm hai. Một vài em đã bị nói lắp đến suốt đời. Cuộc thử nghiệm được gọi là “Thử nghiệm Quái Vật” vì một số đồng nghiệp của Johnson đã kinh hoàng khi biết ông thử nghiệm trên trẻ mồ côi để xác nhận một giả thuyết. Johnson chưa bao giờ công bố kết quả của các thí nghiệm trong bất kỳ tạp chí chuyên ngành nào và luận án của Tudor là bản ghi chính thức duy nhất các chi tiết của thí nghiệm. Cuộc thử nghiệm đã được giấu kín vì ông lo sợ bị tổn hại danh tiếng, trong thời kì đang rộ lên những cuộc thử nghiệm con người do Đức Quốc Xã thực hiện trong Chiến tranh thế giới II.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm