Quốc tế

Điểm lại những thí nghiệm quân sự khó tin của Mỹ trong thế kỷ 20

Dưới đây là một số thí nghiệm quân sự khó tin của Mỹ với những ý tưởng vô cùng lạ lùng trong thế kỷ 20.

Armenia quyết định từ bỏ vũ khí Nga? / Đức chi tỉ euro độc lập vũ khí với Mỹ

Dự án Iceworm là một chương trình thí nghiệm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của quân đội Mỹ năm 1958 nhằm giấu hàng trăm tên lửa dưới các chỏm băng của Greenland. Địa điểm bí mật này được cho là một nơi lý tưởng để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Liên Xô nếu chiến tranh xảy ra.
Dự án Iceworm là một chương trình thí nghiệm trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh của quân đội Mỹ năm 1958 nhằm giấu hàng trăm tên lửa dưới các chỏm băng của Greenland. Địa điểm bí mật này được cho là một nơi lý tưởng để tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào Liên Xô nếu chiến tranh xảy ra.
Dự án khởi đầu bằng việc xây dựng một căn cứ băng nguyên mẫu được gọi là Trại Thế kỷ (Camp Century). Công trình này gồm hệ thống các đường hầm được tạo thành từ băng cùng với thép và tuyết, bố trí thành các phòng thí nghiệm khoa học, 1 bệnh viện và là nơi sinh sống của hơn 200 người.
Dự án khởi đầu bằng việc xây dựng một căn cứ băng nguyên mẫu được gọi là Trại Thế kỷ (Camp Century). Công trình này gồm hệ thống các đường hầm được tạo thành từ băng cùng với thép và tuyết, bố trí thành các phòng thí nghiệm khoa học, 1 bệnh viện và là nơi sinh sống của hơn 200 người.
Dự án Iceworm là một điều kỳ diệu về kỹ thuật nhưng sự dịch chuyển của các khối băng đã làm gián đoạn sự thống nhất của cấu trúc khiến cho địa điểm này không phải một nơi an toàn bảo vệ các vũ khí hạt nhân. Dự án đã dừng lại vào năm 1966.
Dự án Iceworm là một điều kỳ diệu về kỹ thuật nhưng sự dịch chuyển của các khối băng đã làm gián đoạn sự thống nhất của cấu trúc khiến cho địa điểm này không phải một nơi an toàn bảo vệ các vũ khí hạt nhân. Dự án đã dừng lại vào năm 1966.
Dự án Pigeon: Nhà tâm lý học nổi tiếng B.F. Skinner đã nghĩ ra ý tưởng về một loại vũ khí mới trong Thế chiến II. Điều đáng nói hơn là quân đội Mỹ thực sự đã đầu tư cho thí nghiệm này với ý tưởng huấn luyện những chú chim bồ câu dẫn đường cho tên lửa để nhắm tới các mục tiêu của kẻ thù một cách chính xác hơn.
Dự án Pigeon: Nhà tâm lý học nổi tiếng B.F. Skinner đã nghĩ ra ý tưởng về một loại vũ khí mới trong Thế chiến II. Điều đáng nói hơn là quân đội Mỹ thực sự đã đầu tư cho thí nghiệm này với ý tưởng huấn luyện những chú chim bồ câu dẫn đường cho tên lửa để nhắm tới các mục tiêu của kẻ thù một cách chính xác hơn.
Nhà tâm lý học Skinner đã quan sát tầm nhìn xuất sắc, khả năng di chuyển linh động của chim bồ câu và tin rằng những điều này sẽ giúp ích cho thí nghiệm của ông. Ông đã huấn luyện những con chim bồ câu khoét vào một số hình ảnh được quyết định trước, chẳng hạn như tàu của kẻ thù rồi sau đó đặt chúng trong một khoang nhỏ với màn hình trình chiếu đường bay của tên lửa.
Nhà tâm lý học Skinner đã quan sát tầm nhìn xuất sắc, khả năng di chuyển linh động của chim bồ câu và tin rằng những điều này sẽ giúp ích cho thí nghiệm của ông. Ông đã huấn luyện những con chim bồ câu khoét vào một số hình ảnh được quyết định trước, chẳng hạn như tàu của kẻ thù rồi sau đó đặt chúng trong một khoang nhỏ với màn hình trình chiếu đường bay của tên lửa.
Nhận ra được các mục tiêu, chim bồ câu sẽ mổ vào những hình ảnh tương tự trên màn hình, dẫn tên lửa tới điểm đến của nó.
Nhận ra được các mục tiêu, chim bồ câu sẽ mổ vào những hình ảnh tương tự trên màn hình, dẫn tên lửa tới điểm đến của nó.
Điều đáng ngạc nhiên là những chú chim bồ câu đã chứng minh khả năng xuất sắc của chúng trong khi thí nghiệm của nhà khoa học Skinner nhận được sự tán dương của cả các nhà tâm lý học và các nhà vật lý học. Tuy nhiên, quân đội Mỹ sau đó cho rằng ý tưởng này quá kỳ quặc nên đã chấm dứt việc áp dụng vào thực tế.
Điều đáng ngạc nhiên là những chú chim bồ câu đã chứng minh khả năng xuất sắc của chúng trong khi thí nghiệm của nhà khoa học Skinner nhận được sự tán dương của cả các nhà tâm lý học và các nhà vật lý học. Tuy nhiên, quân đội Mỹ sau đó cho rằng ý tưởng này quá kỳ quặc nên đã chấm dứt việc áp dụng vào thực tế.
Trong Thế chiến II, một nha sĩ tên là Lytle S. Adams đã liên lạc với Nhà Trắng để trình bày về ý tưởng bom dơi của ông giữa bối cảnh Mỹ đang tìm cách tấn công Nhật Bản.
Trong Thế chiến II, một nha sĩ tên là Lytle S. Adams đã liên lạc với Nhà Trắng để trình bày về ý tưởng bom dơi của ông giữa bối cảnh Mỹ đang tìm cách tấn công Nhật Bản.
Theo đó, khi các thiết bị gây cháy gắn trên những con dơi được kích hoạt, các thị trấn sẽ chìm trong lửa. Tuy nhiên, khi quân đội Mỹ thử nghiệm ý tưởng này, nó đã thất bại và họ vô tình đốt cháy Căn cứ Không quân của chính mình ở New Mexico.
Theo đó, khi các thiết bị gây cháy gắn trên những con dơi được kích hoạt, các thị trấn sẽ chìm trong lửa. Tuy nhiên, khi quân đội Mỹ thử nghiệm ý tưởng này, nó đã thất bại và họ vô tình đốt cháy Căn cứ Không quân của chính mình ở New Mexico.
Năm 1972, quân đội Mỹ nhận được thông tin rằng Liên Xô đang đầu tư hàng triệu USD vào những thí nghiệm ngoại cảm và điều khiển đồ vật bằng suy nghĩ. Không muốn bị bỏ lại phía sau, họ khởi động Dự án Star Gate.
Năm 1972, quân đội Mỹ nhận được thông tin rằng Liên Xô đang đầu tư hàng triệu USD vào những thí nghiệm ngoại cảm và điều khiển đồ vật bằng suy nghĩ. Không muốn bị bỏ lại phía sau, họ khởi động Dự án Star Gate.
Uri Geller đã dẫn đầu việc nghiên cứu này. Mặc dù ông được biết tới về khả năng có thể bẻ cong các vật thể kim loại bằng suy nghĩ nhưng quân đội quan tâm hơn đến khả năng đọc và thậm chí kiểm soát tâm trí người khác của ông.
Uri Geller đã dẫn đầu việc nghiên cứu này. Mặc dù ông được biết tới về khả năng có thể bẻ cong các vật thể kim loại bằng suy nghĩ nhưng quân đội quan tâm hơn đến khả năng đọc và thậm chí kiểm soát tâm trí người khác của ông.
Các nhà ngoại cảm sau đó đã được mời tới để đảm nhiệm vai trò
Các nhà ngoại cảm sau đó đã được mời tới để đảm nhiệm vai trò "người quan sát từ xa". Họ nỗ lực sử dụng khả năng của mình để thu thập thông tin tình báo về kẻ thù. Họ đã tham gia vào vô số chiến dịch chống khủng bố và giúp lần theo dấu vết những kẻ bỏ trốn trong lòng nước Mỹ. Dù vậy, dự án Star Gate đã khép lại năm 1995 với những kết quả phức tạp.
Việc quan sát trong bóng tối có vai trò vô cùng quan trọng trên chiến trường, vì thế, những chiếc kính có thể nhìn ban đêm là một phần không thể thiếu của những người lính. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ muồn nâng cấp tầm nhìn trong bóng tối nên họ đã bắt chước khả năng thị giác của những loài vật ban đêm như gấu trúc Bắc Mỹ.
Việc quan sát trong bóng tối có vai trò vô cùng quan trọng trên chiến trường, vì thế, những chiếc kính có thể nhìn ban đêm là một phần không thể thiếu của những người lính. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ muồn nâng cấp tầm nhìn trong bóng tối nên họ đã bắt chước khả năng thị giác của những loài vật ban đêm như gấu trúc Bắc Mỹ.
Gấu trúc Bắc Mỹ có các sắc tố trong mắt giúp chúng có thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại mà vốn con người không thể thấy. Mục tiêu của dự án nhằm giúp những người lính có thể phát hiện các tín hiệu hồng ngoại, tạo điều kiện để truyền tải những thông tin bí mật. Tuy nhiên, ý tưởng này dường như không thu được thành quả khả quan.
Gấu trúc Bắc Mỹ có các sắc tố trong mắt giúp chúng có thể nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại mà vốn con người không thể thấy. Mục tiêu của dự án nhằm giúp những người lính có thể phát hiện các tín hiệu hồng ngoại, tạo điều kiện để truyền tải những thông tin bí mật. Tuy nhiên, ý tưởng này dường như không thu được thành quả khả quan.
Tàu sân bay thường là những con tàu lớn bởi chúng phải mang những chiến đấu cơ và các phương tiện khác nặng hàng tấn. Tuy nhiên, vào những năm 1930, quân đội Mỹ đã thử nghiệm tàu sân bay trên không.
Tàu sân bay thường là những con tàu lớn bởi chúng phải mang những chiến đấu cơ và các phương tiện khác nặng hàng tấn. Tuy nhiên, vào những năm 1930, quân đội Mỹ đã thử nghiệm tàu sân bay trên không.
Họ đã tạo ra 2 tàu sân bay như vậy, được gọi là USS Akron và USS Macon với chiều dài 244 mét và mỗi tàu mang được khoảng 5 chiến đấu cơ. Tuy nhiên, cuối cùng do cả 2 tàu sân bay này đều lao xuống đất nên thử nghiệm trên đã bị bỏ dở./.
Họ đã tạo ra 2 tàu sân bay như vậy, được gọi là USS Akron và USS Macon với chiều dài 244 mét và mỗi tàu mang được khoảng 5 chiến đấu cơ. Tuy nhiên, cuối cùng do cả 2 tàu sân bay này đều lao xuống đất nên thử nghiệm trên đã bị bỏ dở./.
Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm