Quốc tế

S-300 Hy Lạp tiệm cận S-400 sau khi Nga nâng cấp

Theo trang DefenceNet.gr của Hy Lạp, nước này đang đàm phán với Nga để nâng cấp toàn bộ hệ thống S-300PMU-1 lên chuẩn mới với sức mạnh vượt trội.

Tiêm kích tàng hình FC-31 ra mắt với động của JF-17 / Nga tuyên bố tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ "tệ hơn cả Su-35"

Phiên bản cực mạnh

Nguồn tin tiết lộ, phiên bản S-300 Hy Lạp nhận được sau nâng cấp sẽ là S-300PMU-2 với nhiêu thay đổi và trang bị mới. "S-300PMU-2 mang lại hiệu suất chiến đấu tiệm cận với hệ thống S-400 Nga xuất khẩu cho Thổ Nhĩ Kỳ.

Hệ thống này bao gồm trạm chỉ huy và điều khiển 54K6E2, radar bẫy 30N6E2 Tomb Stone và một phiên bản mới cho radar tìm kiếm tầm xa là NIIP 64N6E2 Big Bird", báo Hy Lạp cho biết.

S-300 Hy Lap tiem can S-400 sau khi Nga nang cap
Hệ thống S-300.

Quyết định cuối cùng về gói nâng cấp chưa được đưa ra nhưng các cuộc đàm phán giữa Nga và quốc gia thành viên NATO này đang tiến triển rất tốt. Theo chuyên gia của DefenceNet.gr, hợp đồng chính thức có thể được ký kết trước khi kết thúc năm 2020.

Được biết, trước khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức sở hữu những hệ thống S-400 đầu tiên mua từ Nga thì Hy Lạp là thành viên NATO đầu tiên sở hữu hệ thống phòng thuộc dòng S do Nga sản xuất.

Mặc dù vậy, việc khám phá hết bí mật hệ thống này vẫn được cho là vấn đề không thể với Mỹ. Theo chuyên gia quân sự Belarus, Valery Gonchar, trong quá khứ, Mỹ từng thu thập kinh nghiệm đối phó với S-300 thông qua các cuộc tập trận với Hy Lạp ngay cả khi S-300 đang được kích hoạt.

Tuy nhiên, những gì thu được chưa làm Mỹ thỏa mãn. Bởi dù có trong tay những bảo vật nhưng chúng không giúp ích gì cho Mỹ khi muốn vô hiệu S-300 bởi những thành phần của S-300 Lầu Năm Góc được tiếp cận đã được mã hóa và bảo mật rất cao.

Sau nâng cấp, phiên bản S-300PMU-2 của Hy Lạp sẽ được trang bị 4 loại tên lửa đất đối không gồm: 48N6E2, 48N6E, 5V55R, 5V55K cho khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly từ 3-195km, đánh chặn mọi mục tiêu từ nhiều hướng khác nhau ở độ cao thấp nhất 10m đến cao nhất 27km đang di chuyển với tốc độ đến 10.000km/h.

 

Hệ thống được đánh giá là có khả năng không những bắn hạ được tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà còn bắn được tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm trung, tên lửa hành trình và cả mục tiêu tàng hình.

Theo một số nguồn tin, tính năng đặc biệt của phiên bản S-300PMU-2 Nga naag cấp cho Hy Lạp là chúng có thể đồng bộ hóa tất cả các thành phần như radar điều khiển hỏa lực, radar tìm kiếm mục tiêu, xe phóng trong môi trường chiến thuật thống nhất.

Vì vậy chúng sẽ tạo thành một mạng lưới phòng thủ thống nhất nhiều tâng giúp đối phó hiệu quả với những cuộc tấn công đường không từ bên ngoài. Đây là tính năng mà S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ dù tối tân hơn những cũng không có.

S-300PMU-2 đối trọng với Thổ

Sẽ không có gì đáng bàn kế chương trình thảo luận nâng cấp S-300 giữa Hy Lạp và Nga nếu không diễn ra đúng thời điểm hai quốc gia thành viên NATO là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đang bên bờ vực xảy ra xung đột.

 

Đặc biệt, cùng với kế hoạch tăng cường sức mạnh phòng thủ, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cũng đã công bố chương trình mua sắm quốc phòng trong bài phát biểu về chính sách kinh tế hàng năm của ông.

"Thủ tướng đặc biệt tập trung vào ba nội dung: Chương trình vũ khí, tăng cường nguồn nhân lực cho các lực lượng vũ trang và tổ chức lại ngành công nghiệp quốc phòng nhằm góp phần phát triển công nghệ và kích thích việc làm", phát ngôn viên chính phủ Stelios Petsas nói.

Các quan chức Hy Lạp đều cho rằng, nguyên nhân khiến họ phải tăng chi tiêu quốc phòng là căng thẳng gia tăng với Thổ Nhĩ Kỳ ở phía đông Địa Trung Hải.

Athens và Paris hiện đang trong giai đoạn đàm phán về một thỏa thuận mua khoảng 18 máy bay chiến đấu Rafale. Gói thầu này cũng sẽ bao gồm việc mua tên lửa dẫn đường và bảo dưỡng máy bay chiến đấu Mirage của Hy Lạp.

Athens cũng đang cố gắng đa dạng hóa kho vũ khí của mình khi nước này đang đàm phán với các nước khác về việc cung cấp thiết bị quân sự như Đức, Anh, Tây Ban Nha và Hà Lan.

 

Mâu thuẫn ngày càng trầm trọng giữa Ankara và Athens cho thấy, các thành viên NATO không còn quan trọng đối với cả hai nước.

Hơn nữa, trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang giữa hai quốc gia Địa Trung Hải này, rất có thể một số quốc gia thuộc NATO sẽ ủng hộ Hy Lạp và một số quốc gia khác sẽ ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuy nhiêngiới chuyên gia cho rằng dù cả 2 bên đang tăng cường khả năng quân sự của mình nhưng khả năng xảy ra xung đột giữa Hy Lạp và Thổ không cao.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm