Quốc tế

Tiêm kích tàng hình FC-31 ra mắt với động của JF-17

Nhà sản xuất Trung Quốc vừa công bố phiên bản mới nhất của tiêm kích tàng hình FC-31 với những thay đổi khá bất ngờ.

Chiến hạm Pháp cố 'gây nhiễu' S-400 tại Crimea / Nga bỏ tàu ngầm Lada thay tàu mới vượt trội

Bức ảnh được công bố bởi trang Sina cho thấy dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này có có một số thay đổi so với nguyên mẫu đã từng thực hiện một số chuyến bay thử nghiệm thành công.

Thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy nhất đó là màu sơn xám được chọn làm màu tiêu chuẩn thay vì màu đen như trước. Thiết bị đo không khí trên mũi máy bay đã bị loại bỏ và có thể được thay thế bằng hệ thống radar.

Tiem kich tang hinh FC-31 ra mat voi dong cua JF-17
FC-31 sử dụng động cơ của máy bay JF-17.

Ngoài ra, nguồn tin Sina còn cho rằng, một số hệ thống điện tử trên khoang cũng được thay mới so với nguyên mẫu ban đầu để tăng cường khả năng chiến đấu khi đối phó với những vũ khí, khí tài tối tân của đối thủ.

Tuy nhiên, điều khiến giới chuyên gia bất ngờ là trong khi nhà sản xuất khẳng định nguyên mẫu mang mới được trang bị mang tính cách mạng thì chúng vẫn dùng động cơ WS-13 của JF-17 Thunder - dòng máy bay do Trung Quốc và Pakistan cùng sản xuất.

Mặc dù vậy đây cũng là nỗ lực mang lại diện mạo mới cho dòng tiêm kích thế hệ 5 này bởi trong những nguyên mẫu được thử nghiệm trước đó, FC-31 được trang bị cặp động cơ RD-93 (biến thể của RD-33 trên MiG-29 của Nga).

Sự xuất hiện trở lại của FC-31 với cặp động cơ của máy bay thế hệ 4 khiến người ta nhớ lại chuyến bay biểu diễn gây ấn tượng của dòng tiêm kích này tại Triển lãm Chu Hải hồi năm 2014.

Cụ thể, chỉ sau 10 phút chiếc tiêm kích tối tân này của Trung Quốc bay lên bầu trời, nó đã bị radar của tiêm kích Su-35 Nga phát hiện. Điều này được giới quân sự Trung Quốc coi như "một cát tát" vào niềm kiêu hãnh của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

 

Trong chuyến bay thử nghiệm đó, tiêm kích FC-31 trang bị cặp động cơ RD-93 vfa nhả khói đen mù mịt dù đang bay vối tốc độ cận âm.

Mặc dù vậy, phía đối tác Pakistan vẫn khẳng định RD-93 tốt hơn WS-13 và dứt khoát không chịu trang bị WS-13 cho những chiếc JF-17 Thunder của mình.

Lý do chính khiến Pakistan nói không với WS-13 là do nước này cảm thấy e ngại khi động cơ này chưa được Trung Quốc sử dụng cho một chiếc tiêm kích nào của mình (JF-17 chỉ sản xuất dành cho xuất khẩu).

Chính vì vậy, việc WS-13 được trang bị cho phiên bản mới nhất của máy bay tàng hình FC-31 đã xuất hiện những nghi ngờ về hiệu quả của dòng máy bay được Trung Quốc giới thiệu mang tính cách mạng trong dòng thế hệ 5 này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm