S-400 Thổ Nhĩ Kỳ "bắt gọn" tiêm kích F-35 Mỹ ở khoảng cách không ngờ
Thổ Nhĩ Kỳ vừa công bố thêm kết quả thử nghiệm cực kỳ ấn tượng đối với hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf, đối tượng bị nó "đánh bại" lần này là tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.
F-35I ra đòn khi S-400 chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra? / Tướng Mỹ: F-35 Adir có thể xử lý gọn S-400
Mới đây, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành các bài thử nghiệm đối với radar của hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf mua từ Nga và thu về kết quả rất ấn tượng.
Trong bài kiểm tra, không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã huy động các tiêm kích F-16 Fighting Falcon, F-4E Phantom 2 cùng trực thăng tiếp cận ở nhiều hướng, cự ly và tốc độ khác nhau.
Bất chấp mọi biện pháp lẩn tránh, radar cảnh giới của tổ hợp phòng không S-400 Triumf đều nhận biết được mục tiêu và radar hỏa lực làm nhiệm vụ phóng đạn giả định để tiêu diệt.
Không chỉ tuyên bố chung chung, Thổ Nhĩ Kỳ còn gây sốc cho phương Tây khi công bố rằng radar của S-400 phát hiện được tiêm kích F-16 từ cách xa tới 600 km, tức là tận rìa tầm hoạt động của radar 96L6E.
Vấn đề thu hút sự quan tâm của truyền thông hiện nay đó là trong trường hợp gặp phải một chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 như F-35 Lightning II thì cự ly bám bắt của radar S-400 còn được như vậy hay không.
Các chuyên gia quân sự từng đánh giá, S-400 chỉ có thể nhận biết được F-35 trong cự ly xa nhất là 200 km, thậm chí con số này còn giảm xuống chỉ còn 36 km trong điều kiện tác chiến thực tế.
Để giải đáp thắc mắc này, mới đây Thổ Nhĩ Kỳ đã tiết lộ việc radar của hệ thống S-400 đã phát hiện tiêm kích tàng hình F-35A Lightning II của Mỹ khi nó bay trên biên giới Syria - Iraq hôm 17/12.
Theo một số nguồn tin, tiêm kích F-35 của Mỹ đã bay cách 450 - 550 km từ vị trí triển khai hệ thống phòng không S-400 ở Thổ Nhĩ Kỳ, như vậy là xa hơn nhiều so với các dự đoán.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố thêm rằng hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 có khả năng theo dõi tiêm kích tàng hình F-35 trong mọi dải độ cao cũng như cự ly và nó tỏ ra vượt trội Patriot cũng như THAAD do Mỹ sản xuất.
Với kết quả trên, Ankara có thể sớm triển khai S-400 để theo dõi F-35 của Israel, khi các tiêm kích F-35I Adir thường xuyên có hoạt động tại khu vực sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu hỏi được đặt ra trong lúc này là thực sự F-35 có dễ bị radar của S-400 phát hiện như vậy hay không, nhất là trước đó một tốp F-35 của không quân Hoàng gia Anh cũng bị radar S-400 Nga triển khai tại căn cứ Hmeimim "bắt sống".
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự lưu ý rằng trong các chuyến bay trinh sát hoặc luyện tập, F-35 luôn hoạt động ở độ cao lớn và đeo thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar (RCS) có tên Luneberg Lens, khiến RCS của nó chẳng khác gì tiêm kích thế hệ 4.
Khi tác chiến thực tế, F-35 sẽ tháo bỏ thiết bị Luneberg, thực hiện đường bay thấp bám địa hình và mang theo thiết bị tác chiến điện tử, khi đó việc phát hiện ra nó là điều khó khăn hơn rất nhiều.
Trên chiến trường Syria, lực lượng phòng không chỉ nhận biết mình đã trở thành "nạn nhân" của tiêm kích tàng hình F-35I Adir khi mảnh bom đường kính nhỏ GBU-39 SDB được tìm thấy trong đống đổ nát, còn trên màn hình hoàn toàn không có tín hiệu radar.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này
Cột tin quảng cáo