Quốc tế

Sáng kiến giúp Việt Nam nhanh chóng làm chủ Pechora-2TM

Thiết bị giả lập hệ thống điều khiển cắt, cấp nguồn tổ hợ từ xa giúp các học viên nhanh làm quen với tổ hợp tên lửa phòng không Pechora-2TM.

Tên lửa đạn đạo Hỏa tinh 6 của Triều Tiên mạnh đến mức nào? / Việt Nam sẽ nhận đủ 5 tàu Pohang để thay thế biên đội Petya?

Mới đây, Nhóm nghiên cứu của Thượng úy Nguyễn Mạnh Hùng, giảng viên Khoa Tên lửa, Học viện Phòng không Không quân đã nghiên cứu và đưa ra sáng kiến chế tạo thiết bị giả lập hệ thống điều khiển cắt, cấp nguồn tổ hợp từ xa thông qua tủ điều khiển YK-10-2TM.

Sáng kiến này có tác dụng nâng cao hiệu quả đào tạo và huấn luyện học viên làm quen với tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM hay Pechora-2TM.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tên lửa 282 bên bệ phóng của hệ thống Pechora-2TM.

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn tên lửa 282 bên bệ phóng của hệ thống Pechora-2TM.

Tuy nhiên, học viện chưa được trang bị bộ khí tài Pechora-2TM hoàn chỉnh khiến cho việc đào tạo và huấn luyện gặp nhiều khó khăn. Đây chính là cơ sở để nhóm nghiên cứu đưa ra sáng kiến chế tạo thiết bị giả lập trực quan mô phỏng quá trình điều khiển từ xa tổ hợp Pechora-2TM thông qua tủ YK-10-2TM.Theo chia sẻ của nhóm nghiên cứu, các tổ hợp tên lửa phòng không nâng cấp Pechora-2TM đang được trang bị đại trà thay thế cho các tổ hợp Pechora thế hệ cũ đã đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu quả giảng dạy và huấn luyện học viên làm quen với khí tài phòng không mới này tại Học viện Phòng không Không quân.

Dựa trên cơ sở thiết bị đầu cuối là tủ điều khiển YK-10-2TM, nhóm nghiên cứu là sử dụng ngôn ngữ lập trình để viết phần mềm giả lập hoạt động của thiết bị trong quá trình điều khiển cấp và cắt nguồn cung cấp cho tổ hợp S-125-2TM từ xa.

Sáng kiến giúp học viên dễ dàng hình dung về quy trình và các thao tác thực hành với tổ hợp tổ hợp S-125-2TM trên tủ YK-10-2TM.

Với việc sử dụng các nguồn ngữ lập trình bậc cao cũng giúp học viên làm chủ được kỹ thuật thao tác trên máy tính dựa trên các phần mềm hiện đại như Labview, thiết kế thuật toán điều khiển tự động hóa và giao diện đầu cuối bằng ngôn ngữ gốc (tiếng Nga) của thiết bị hoặc chuyển ngữ sang tiếng Việt.

Do toàn bộ sáng kiến đều do nhóm nghiên cứu tự chủ trên nền các phần mềm lập trình có sẵn nên việc ứng dụng sáng kiến vào trong công tác giảng dạy và huấn luyện rất dễ dàng, không tốn thêm chi phí bổ sung.

 

Ngoải ra, bộ phần mềm giả lập này cũng có thể cung cấp cho học viên để tự thực hành trên máy tính cá nhân trong các giờ tự học hoặc trong giờ nghỉ, ngày nghỉ giúp tăng cường kỹ năng và thao tác thành thục, nhuần nhuyễn; không bị bỡ ngỡ khi chuyển sang thao tác với khí tài thật và tiết kiệm nhiên liệu mở máy trong thời gian huấn luyện.

Hiệu quả của sáng kiến được lãnh đạo Học viện Phòng không Không quân đánh giá cao và áp dụng thử nghiệm vào quá trình giảng dạy, thực hành.

Trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu đang nghiên cứu mô phỏng thêm các nội dung liên quan tới khí tài của tổ hợp Pechora-2TM, như các bài kiểm tra tham số SSCĐ của khoang điều khiển YHK-2TM và trụ anten YHB-2TM để nâng cao hiệu quả đào tạo, huấn luyện ở các đầu mối đơn vị.

Tổ hợp tên lửa phòng không Pechora-2TM được thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong mọi điều kiện nhiễu đối với các loại phương tiện tấn công đường không, gồm cả các phương tiện bay thấp và có kích cỡ nhỏ, đang và sẽ được đối phương trang bị, cũng như tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và mặt nước khác.

Tổ hợp tên lửa phòng không này có thể được triển khai chiến đấu độc lập, hoặc được triển khai như một bộ phận trong thế trận phòng không hợp nhất nhờ khả năng tương thích với mọi chủng loại ra-đa và các hệ thống thông tin chỉ huy phòng không, cũng như hệ thống kiểm soát không lưu.

 

Pechora-2TM được trang bị bộ thu tín hiệu từ hệ thống dẫn đường vệ tinh, cho phép định vị tọa độ, hiển thị vị trí trên bản đồ số, đồng thời rút ngắn đáng kể thời gian thu hồi từ trận địa cũ và triển khai tổ hợp tại trận địa mới.

Theo Dương Hùng/Báo Đất Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm