Việt Nam sẽ nhận đủ 5 tàu Pohang để thay thế biên đội Petya?
Tàu Osa của Hải quân Việt Nam mang 8 tên lửa Kh-35? / "Vũ khí" cuối cùng của cha đẻ súng AK nổi tiếng
Hiện nay trong biên chế Lữ đoàn 171 có 5 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya II và Petya III thuộc Dự án 159 do Liên Xô chuyển gia từ cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980.
Thiết kế của những chiến hạm trên là của thời kỳ 1950 - 1960 đã rất lạc hậu, ngay từ khi Liên Xô bàn giao cho Việt Nam thì chúng đã thuộc diện bị loại biên, nay thêm gần 40 năm tiếp tục sử dụng thì nhu cầu thay thế rõ ràng đã trở nên cấp thiết.
Mọi việc thậm chí còn phải khẩn trương hơn khi gần đây đã có vài chiếc Petya bị tháo bỏ thiết bị định vị thủy âm cùng ngư lôi chống ngầm để hoán cải thành tàu pháo tuần tra thông thường, dẫn tới khoảng trống trong đội hình chiến thuật.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Petya - Dự án 159 của Hải quân Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.
Tuy nhiên việc tìm kiếm ứng viên thay thế biên đội 5 chiếc Petya này tỏ ra là việc không hề đơn giản. Trong thời điểm hiện tại chúng ta chỉ đang tập trung cho lớp chiến hạm 500 tấn Molniya 1241.8 hoặc 2.000 tấn như Gepard 3.9, trong khi Petya lại thuộc phân khúc 1.000 tấn.
Trong tương lai trước mắt chưa có ứng viên tàu chiến thế hệ mới nào khả dĩ để đảm nhiệm vai trò của Petya, do các loại tàu khoảng trên 1.000 tấn thì đều được thiết kế dạng đa năng, thậm chí giá thành của chúng còn đắt hơn cả Gepard 3.9, còn nếu lựa chọn một loại tàu nhỏ hơn thì không đảm bảo thời gian hoạt động trên biển.
Trước tình cảnh trên, phương án tốt nhất chính là đề nghị được nhận lại các tàu săn ngầm cùng phân khúc đã bị loại biên, việc làm này vừa có tác dụng giúp thay thế nhanh chóng hạm đội Petya già nua lại tiết kiệm được chi phí.
Tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang Flight III do Hàn Quốc chuyển giao neo đậu bên cạnh một chiếc Petya. Ảnh: Tiền Phong.
Lúc này Hải quân nhân dân Việt Nam đã đưa vào biên chế 2 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Pohang Flight III đã qua sử dụng do Hàn Quốc trao tặng, với lượng giãn nước 1.200 tấn và giàn vũ khí mạnh, chúng tỏ ra là sự thay thế hoàn hảo nhất cho Petya trong thời điểm này.
Thiết kế của Pohang thuộc thập niên 1980 hơn Petya đến vài thế hệ, tiện nghi, độ vững chắc cũng như dàn vũ khí đều mạnh hơn nhiều. Tuy rằng tính năng săn ngầm chưa biết có còn hay không nhưng nó vẫn làm nhiệm vụ tàu pháo tuần tra tốt hơn Petya.
Nếu có nhu cầu, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng tái trang bị cho những chiếc Pohang này sonar và ngư lôi săn ngầm có xuất xứ từ Ấn Độ tương tự như công việc đã triển khai trên một số tàu Petya nâng cấp vừa qua, thậm chí tích hợp cả tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 Uran-E.
Dự kiến trong tương lai gần, Hải quân Hàn Quốc sẽ tiếp tục loại biên thêm một số tàu Pohang nữa, nếu Việt Nam ngỏ ý muốn nhận lại thì sẽ không có gì khó khăn, do vậy khả năng cao sắp tới biên đội 5 chiếc Petya sẽ được "nhận sổ hưu" và trám vị trí bằng 5 tàu Pohang "trẻ trung" hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này