Sắp thử tên lửa hành trình động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik
Báo Trung Quốc nêu tên các loại vũ khí được ông Putin đánh giá cao / Kế hoạch hoài bão của Nga: Biến tiêm kích MiG thành phương tiện chống vũ khí siêu thanh
Vũ khí mà Nga đang chuẩn bị thử chính là tên lửa hành trình chạy bằng năng lượng hạt nhân 9M730 Burevestnik. Tên lửa này độc đáo đến nỗi Mỹ còn lo sợ nó hơn cả tên lửa siêu thanh Zircon và các hệ thống tên lửa Avangard và Sarmat của Nga.
Theo cộng đồng Telegram"Operative Line", Nga đã lên kế hoạch phóng tên lửa hành trình Burevestnik trong tuần này. Đánh giá các khu vực khép kín của không phận, các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, chúng ta thực sự đang nói về đầu đạn hành trình 9M730 Burevestnik.
“Từ ngày 14 đến ngày 25/8, tại các tổ hợp quân sự của quần đảo Novaya Zemlya, dự kiến sẽ tiến hành một số vụ thử tên lửa của một trong những sản phẩm tên lửa đầy hứa hẹn. Bộ Quốc phòng Nga trước đó cũng đã công bố trên các phương tiện truyền thông kế hoạch thực hiện các vụ phóng tiếp theo của sản phẩm Burevestnik. Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ có sự gia tăng hoạt động của các trinh sát, tình báo và gián điệp đường không của NATO ở khu vực Biển Barents”, tài liệu được công bố cho biết.
Khu vực được cho là sẽ diễn ra các thử nghiệm quan trọng của tên lửa Burevestnik ở quần đảo Novaya Zemlya |
Trước đó, các chuyên gia của ấn phẩm Avia-pro đã nói về các cuộc thử nghiệm có thể xảy ra đối với tên lửa 9M730 Burevestnik, rất có thể, tên lửa này được thực hiện trên mặt đất nhằm kiểm tra tính sẵn sàng của tên lửa và tổ hợp phóng để thử nghiệm.
Đặc điểm chính của tên lửa hành trình Burevestnik của Nga là có động cơ hạt nhân siêu nhỏ. Các thông tin chi tiết về đặc điểm kỹ-chiến thuật của tên lửa Burevestnik không được công bố, nhưng với năng lực công nghiệp quốc phòng của Nga, tên lửa này hoàn toàn có khả năng mang nhiều loại đầu đạn thông thường và hạt nhân khác nhau để phù hợp với nhiệm vụ chiến đấu.
Giới chuyên gia quân sự quốc tế cho rằng, tên lửa Burevestnik đang mang lại lợi thế chiến lược rất lớn cho Nga trong cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường. Vấn đề của các “siêu vũ khí” này không phải nằm ở việc nó có được sử dụng hay không, mà là tính răn đe giúp hạ nhiệt những cái đầu nóng trên bàn cờ chiến lược quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo