Quốc tế

Thử nghiệm vũ khí siêu thanh thất bại: Mỹ có từ bỏ?

Mỹ đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân thất bại trong việc thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A để có thể tiến hành sản xuất hàng loại vào cuối năm 2022.

Chuyên gia Knutov nói về danh sách những "siêu vũ khí" bất thành của Mỹ / Báo Trung Quốc nêu tên các loại vũ khí được ông Putin đánh giá cao

Không quân Mỹ đang tích cựcxác định nguyên nhân chính dẫn đến thất bại trong vụ thử tên lửa siêu thanh gần đây, tờ báo Defense News cho biết. Đại diện chính thức của chương trình này cho biết vẫn còn thời gian để tiếp tục tiến hành các cuộc thử nghiệm loại vũ khí này và bắt đầu sản xuất hàng chúng vào cuối năm 2022.

Thu nghiem vu khi sieu thanh that bai: My co tu bo?
Mỹ liên tục thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A nhưng thất bại.

Trước đó, cuộc thử nghiệm tên lửa hành trình siêu thanh AGM-183A đã được thực hiện vào ngày 28/7 ở Thái Bình Dương ngoài khơi bờ biển Nam California. Cuộc thử nghiệm có sự tham gia của phi đội bay thử nghiệm số 419 thuộc căn cứ không quân Edwards ở California và Nhóm thử nghiệm Global Power Bomber.

Trong cuộc thử nghiệm tên lửa rời khỏi máy bay mang B-52H nhưng động cơ phản lực của tên lửa siêu thanhAGM-183A không hoạt động. Đây là lần thử nghiệm không thành công thứ hai của sản phẩm này. Vào tháng 4/2021, tên lửa này còn không thể rời khỏi máy bay mang B-52H.

AGM-183A là tên lửa hành trình siêu thanh với động cơ phản lực và đầu đạn dẫn đường được phát triển bởi Lockheed Martin Missiles and Fire Control. Chúng được thiết kế giành cho các máy bay chiến đấu В-1В, В-52Н và máy bay chiến đấu đa chức năng thế hệtư F-15EX. Theo các nhà phát triển, đầu đạn của tên tên lửa siêu thanh có khả năng cơ động cao, khiến nó có khả năng bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không, phòng thủ tên lửa của kẻ thù.

Theo Tướng Heath Collins, Tư lệnh Lực lượng Không quân Hoa Kỳ cho biết, cho đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác điều gì đã xảy ra vào ngày 28/7 trong cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A. Ông hy vọng rằng, đây là một sự cố nhỏ, sẽ khắc phục nhanh và không ảnh hưởng đến cả chương trình của Mỹ.

Theo ông Collins, Không quân Mỹ buộc phải tìm mọi cách để hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm tên lửa siêu thanh AGM-183A trước khi hợp đồng với Lockheed Martin được ký kết.

 

Trong yêu cầu ngân sách cho năm 2022, Không quân Mỹ đã dành 161 triệu USD để mua 12 tên lửa AGM-183A, đây là loại vũ khí siêu thanh đầu tiên sẽ phục vụ trong lực lượng vũ trang Mỹ.

Ông Collins cũng thừa nhận rằng, tên lửa Lockheed Martin đang gặp vấn đề trong quá trình thử nghiệm và bất kỳ thay đổi nào đối với kế hoạch mua sắm 12 tên lửa AGM-183A sẽ làm tăng tổng chi phí của chương trình và có thể ảnh hưởng đến tình trạng hợp tác của các bên.

Điều đáng chú ý là trong khi Mỹ liên tục gặp vấn đề trong việc thử nghiệm vũ khí siêu thanh, thì Nga lại liên tục thử nghiệm thành công đối với tên lửa siêu thanh Zircon. Dự kiến các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước đối với loại tên lửa này sẽ hoàn thành trong năm nay. Ngoài ra, Nga cũng đã đưa vào trang bị loại vũ khi siêu thanh Kinzhal được trang bị cho máy bay đánh chặn MiG-31K.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm