Saudi trả giá quá đắt vì đánh hụt mục tiêu
Nhà sản xuất Nga: Saudi đang đàm phán mua SA-22 / Lực lượng Houthi tuyên bố tiêu diệt 4.000 'lính đánh thuê' cho Saudi Arabia
Sau khi nghiên cứu video về vụ bắn hạ trực thăng tấn công Apache được Houthi công bố, nhiều chuyên gia đều cho rằng, vũ khí thực hiện vụ bắn hạ chính là tổ hợp tên lửa đất đối không Osa chứ không phải tên lửa vác vai - cả hai hệ thống này đều được sản xuất từ thời Liên xô.
Điều đặc biệt theo tiết lộ của trang Avia, tổ hợp OSA (NATO định danh là SA-8 Gecko) chính là vũ khí từng bị trực thăng tấn công của Saudi không kích phá hủy hụt trong cuộc tấn công hồi tháng 9/2019.
Và trong lần đối đầu tiếp theo, may mắn đã không đến với chiếc trực thăng tấn công tối tân do Mỹ sản xuất.
Theo những thông tin được công khai, 9K33 OSA là hệ thống phòng không di động đầu tiên tích hợp cả radar chiến đấu của nó trên cùng một phương tiện. Hệ thống này được các xe chuyên chở 6 bánh có khả năng lội nước và vận chuyển bằng đường không. Tầm hoạt động trên đường khoảng 500 km.
Tên lửa dụng một tầng đẩy nhiên liệu rắn và có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Phiên bản đầu tiên của nó là 9K33 OSA chỉ mang được 4 quả đạn lắp sẵn. Sau này, 9K33 OSA được phát triển thêm 2 xe tiếp đạn BAZ-5937, mỗi xe mang được 18 quả đạn để hộ trợ cho khẩu đội gồm 4 xe phóng.
9K33 OSA có trọng lượng 130kg, tốc độ tối đa Mach 2.4. Độ cao hiệu quả tối thiểu/tối đa là 25/5000m. Tầm bắn hiệu quả từ 1.500m đến 12.000m, tuy nhiên sau khi được cải tiến hệ thống điều khiển, tầm bắn hiệu quả tối đa được nâng lên 15000m.
Đạn tên lửa có trọng lượng đầu đạn là 19kg và có bán kính sát thương (ở độ cao thấp) là 5m. Tên lửa có thời gian triển khai là 4 phút, thời gian phản ứng là 26 giây. Radar điều khiển hoả lực LAND ROLL conical-scan fire control radar hoạt động 360 độ ở dải sóng H-band với tầm trinh sát tối đa 35km và tầm hoạt động hiệu quả là 30km.
Theo một số chuyên gia quân sự hàng đầu, dù được coi là hệ thống tên lửa đồ cổ, nhưng với khả năng của mình, 9K33 OSA hoàn toàn là mối nguy hiểm với bất kỳ máy bay nào neus lọt vào tầm tác chiến của nó.
Điều này đã được chứng minh khi tổ hợp OSA do các tay súng thánh chiến Jaish al-Islam điều khiển đã bắn rơi ít nhất 3 chiếc trực thăng quân sự của quân đội chính phủ Syria chỉ trong nửa đầu năm 2016. Ngoài ra, IS cũng từng sở hữu một số hệ thống này và trực thăng của Iraq cũng từng là nạn nhân của nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Hệ thống OSA trong tay phiến quân.