Quốc tế

Siêu tàu đổ bộ tấn công Mỹ từng dự định mang tên hai địa danh Việt Nam

DNVN - Tương tự như chiếc tuần dương hạm USS Hue City lớp Ticonderoga, tàu đổ bộ tấn công LHA-5 lớp Tarawa của Hải quân Mỹ cũng từng được đề nghị đặt tên theo một chiến dịch diễn ra tại Việt Nam.

"Tướng Venezuela" kêu gọi quân đội lật đổ Tổng thống Maduro / Israel lo bị tấn công tên lửa nếu căng thẳng Mỹ-Iran bùng phát thành chiến tranh

USS Peleliu (LHA-5) là chiếc thứ 5 và cũng là chiếc cuối cùng thuộc lớp tàu đổ bộ tấn công Tarawa, tên của con tàu được đặt theo trận đánh lớn diễn ra trên đảo Peleliu (một hòn đảo thuộc quốc đảo Palau) giữa Hải quân Mỹ và Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

LHA-5 ban đầu dự định được đặt tên là USS Khe Sanh rồi sau đó đổi thành USS Da Nang (nhằm kỷ niệm những trận đánh nổi tiếng mà Quân đội Mỹ đang tham gia) trước khi mang tên USS Peleliu như hiện tại.

Tàu được Hải quân Mỹ đặt hàng ngày 6/11/1970 và đóng tại nhà máy đóng tàu Litton thuộc Ingalls Shipbuilding tại Pascagoula, Mississippi. Con tàu được bảo trợ bởi bà Peggy Hayward, vợ của Đô đốc Thomas B. Hayward, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ vào thời điểm đó, thuyền trưởng đầu tiên của USS Peleliu là T. P. Scott.

Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu LHA-5 của Hải quân Mỹ

Tàu đổ bộ tấn công USS Peleliu LHA-5 của Hải quân Mỹ

USS Peleliu hạ thủy ngày 12/11/1976 và chính thức vào biên chế ngày 3/5/1980. Tàu có chiều dài 250 m; rộng 32,5 m; mớn nước 8,2 m; lượng giãn nước tiêu chuẩn 25.982 tấn, đầy tải 39.438 tấn.

Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ hơi nước Combustion Engineering kết hợp với 2 động cơ turbine Westinghouse cung cấp công suất 70.000 mã lực (52.000 kW) tới 2 chân vịt, cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 24 hải lý/h (44 km/h), tầm hoạt động 10.000 hải lý (19.000 km) khi chạy ở tốc độ 20 hải lý/h (37 km/h).

Vũ khí trang bị của LHA-5 thời kỳ đầu bao gồm 1 hệ thống tên lửa phòng không Mk 25 Sea Sparrow và 2 pháo 127 mm Mk 45.

Sau đó, con tàu được vũ trang lại bằng cách tháo bỏ toàn bộ hệ thống vũ khí cũ để thay bằng 1 hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Mk 49 RAM, 2 hệ thống CIWS Phalanx, 6 pháo tự động 25 mm Mk 242 và 8 súng máy hạng nặng 12,7 mm.

 

USS Peleliu hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm vai trò tàu sân bay hạng nhẹ

USS Peleliu hoàn toàn có khả năng đảm nhiệm vai trò tàu sân bay hạng nhẹ

Với kích thước đồ sộ của mình, USS Peleliu có khả năng mang theo 19 trực thăng Sikorsky CH-53 Sea Stallions hoặc 26 trực thăng Boeing Vertol CH-46 Sea Knight hoặc có thể mang kết hợp 2 loại trên.

Tàu được trang bị 2 thang máy nâng hạ máy bay, boong tàu cho phép 9 chiếc Sea Stallions hoặc 12 chiếc Sea Knights có thể hoạt động cùng lúc. Với một số sửa đổi nhỏ về sau, USS Peleliu còn có thể mang theo 6 máy bay phản lực cất hạ cánh thẳng đứng McDonnell Douglas AV-8B Harrier.

 

Được thiết kế với vai trò như một căn cứ nổi của lính thủy đánh bộ, tàu có sức chứa tối đa 1.703 lính hải quân, mang theo được 4 xuồng đổ bộ LCU 1610 hoặc mang kết hợp 2 LCU với 2 LCM-8 hoặc 17 LCM-6 hoặc 45 chiếc LVT (tùy nhiệm vụ). Khoang đổ bộ của tàu có thể điều chỉnh mức ngập nước để phù hợp với từng loại xuồng đổ bộ mang theo.

Chiếc LHA-5 hoàn toàn có khả năng được hoán cải thành nền tảng mang tiêm kích tàng hình cất hạ cánh thẳng đứng F-35B Lightning II để đảm nhiệm thêm vai trò tàu sân bay hạng nhẹ, tuy nhiên do đã khá cao tuổi mà Hải quân Mỹ quyết định không thực hiện cải tiến trên.

USS Peleliu đã chính thức ngừng hoạt động vào ngày 31/3/2015 sau khi tàu đổ bộ tấn công thế hệ tiếp theo mang tên LHA-6 America chính thức gia nhập biên chế. Con tàu hiện đang trong diện niêm cất bảo quản tại "nghĩa địa tàu chiến" của Hải quân Mỹ.

Vũ khí - khí tài
Phong Vũ (Tham khảo Wikipedia)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm