Quốc tế

Siêu vũ khí Mỹ dọa Nga: Đòn tấn công từ vũ trụ

Bình luận quân sự) - Xin giới thiệu phần tiếp theo bài viết bàn về các loại "siêu vũ khí" được Tổng thống Trump đề cập đến trong thời gian gần đây.

Bộ 3 vũ khí Israel tạo cán cân hòa bình Trung Đông / Cách Mỹ kiếm tiền từ đồng minh khi dùng vũ khí Mỹ

“Chúng ta (Mỹ) sẽ sớm đổ bộ xuống Sao Hỏa và chúng ta sẽ có những loại vũ khí vĩ đại nhất trong lịch sử. Tôi đã được tận mắt nhìn thấy các thiết kế, và thậm chí tôi còn không thể tin vào điều đó”.

“Không thể là số một trên Trái Đất, nếu bạn chỉ là số hai trong vũ trụ”.

(Trích tuyên bố của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ngày 30 tháng 5 năm 2020, ngay sau khi phóng tàu vũ trụ có người lái Crew Dragon).

Không thể không đồng ý với câu nói này. Nếu không xảy ra một thảm họa toàn cầu, chiến tranh hạt nhân toàn thế giới hay bất kỳ cuộc khủng hoảng nào khác có quy mô tương đương, thì trong thế kỷ XXI này nhân loại sẽ tăng cường rất đáng kể sự hiện diện của mình trên vũ trụ.

Hòn đá tảng của tiến trình này có thể sẽ là tên lửa- phương tiện mang (tên lửa đẩy) siêu nặng sử dụng nhiều lần (con thoi) BFR của Công ty SpaceX.

Và nếu các kế hoạch của Ilon Mask nhằm làm giảm từ 10 đến 20 lần chi phí đưa hàng lên quỹ đạo được hiện thực hóa, thì sẽ diễn ra một cuộc cách mạng trong thăm dò vũ trụ và tiến trình làm bão hòa không gian vũ trụ bằng các hệ thống tấn công nhiều chức năng khác nhau sẽ là một tiến trình không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, không chắc gì Tổng thống Mỹ khi nói như trên là có ý muốn nói đến một loại vũ khí nào đó phát triển từ tên lửa mang BFR (mặc dù không thể loại trừ hoàn toàn khả năng này), vì vào thời điểm hiện tại không thể chắc chắn 100% là dự án BFR sẽ được hiện thực hóa: Trong trường hợp gặp những khó khăn kỹ thuật nghiêm trọng, Ilon Musk có thể sẽ từ bỏ chương trình tên lửa đẩy BFR và tiếp tục cải tiến từng bước tên lửa đẩy được mệnh danh là “con ngựa thồ” dòng Falcon của mình, trong đó có cả phiên bản Falcon Heavy, và cùng với đó- cải hoán tàu vũ trụ Dragon thành phiên bản tàu chở hàng và có người lái.

Không thể loại trừ một kịch bản là cái khả năng đưa tải trọng hữu ích (hàng) lên quỹ đạo với chi phí giảm sâu do Công ty SpaceX đưa ra đã khuyến khích Quân đội Hoa Kỳ đẩy nhanh tiến độ thiết kế- chế tạo vũ khí lớp “vũ trụ- vũ trụ” và “vũ trụ- mặt đất”.

Các đại diện của Công ty Space X đã từng nhiều lần khẳng định rằng công ty này sẵn sàng tham gia các chương trình phòng thủ vũ trụ của Mỹ.

“Chủ tịch và giám đốc điều hành của SpaceX là Gwynn Shotwell trong một cuộc họp báo thường niên của Không quân Mỹ đã tuyên bố rằng công ty của ông đã sẵn sàng tham gia vào việc triển khai vũ khí trong vũ trụ để bảo vệ nước Mỹ”. (tác giả trích) .

Cũng không nên quên tàu vũ trụ không người lái Boeing X-37 của Mỹ cùng với khả năng có thể đưa chúng (và đã đưa) lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy sử dụng nhiều lần Falcon của Công ty Space X. Mỹ hiện đang có 2 tàu vũ trụ Boeing X-37B được chế tạo cho Không quân.

Một tính năng đặc biệt của Boeing X-37B là khả năng hoạt động độc lập rất lâu trên quỹ đạo – đến thời điểm hiện tại thì thời gian bay tối đa của Boeing X-37B trên quỹ đạo là 780 ngày.

Sieu vu khi My doa Nga: Don tan cong tu vu tru
Boeing X-37(B)

Một tính năng rất quan trọng khác nữa của Boeing X-37B là khả năng cơ động và thay đổi liên tục quỹ đạo của nó trong dải độ cao từ 200 đến 750 km. Khoang chở hàng kín kích thước 2,1 x 1,2 mét của Boeing X-37B có thể chứa 900 kg hàng.

Sieu vu khi My doa Nga: Don tan cong tu vu tru
Các mặt cắt của Boeing X-37B

Liệu có thể bố trí vũ khí tấn công trên Boeing X-37B không? Kích thước khoang chở hàng của Boeing X-37B hoàn toàn cho phép nó mang khối tác chiến bay siêu thanh có điều khiển C-HGB.

Trọng lượng của C-HGB chắc nằm tromng khoảng trên dưới một tấn. Còn trọng lượng của khối tác chiến siêu thanh bay có điều khiển trên tên lửa AGM-183A – vào khoảng 500 kg, nếu tính đến thực tế là toàn bộ tên lửa AGM-183A có trọng lượng khoảng 3-3,5 tấn.

Sieu vu khi My doa Nga: Don tan cong tu vu tru
Mô hình có kích thước như thật của khối tác chiến cơ động siêu thanh đa năng triển vọng Mỹ Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB)

Và như vậy, về mặt lý thuyết, Boeing X-37B hoàn toàn có thể mang theo một khối tác chiến cơ động bay siêu thanh có điều khiển và sử dụng khối tác chiến đó để tiến hành đòn tấn công từ điểm thấp nhất trên quỹ đạo bay của nó- từ độ cao khoảng 200 km.

Dĩ nhiên, không ngh ngờ gì nữa, khối tác chiến cơ động bay siêu thanh có điều khiển này cần phải được cải hoán để đưa lên vũ trụ và phóng từ quỹ đạo nhưng rõ ràng cách làm như vậy sẽ đơn giản hơn nhiều so với việc phải nghiên cứu thiết kế từ đầu các phương tiện tấn công từ quỹ đạo.

 

Những cải tiến hoàn thiện khối tác chiến cơ động bay siêu thanh có điều khiển có thể đòi hỏi khoang chứa hàng của X-37B phải có dung tích lớn hơn, nhưng trong trường hợp này, Công ty Boeing có thể tái khởi động dự án máy bay vũ trụ X-37C lớn hơn với kích thước bằng 165-180% kích thước X-37B.

Việc đưa X-37C lên quỹ đạo hoàn toàn cũng có thể được thực hiện bằng Falcon Heavy.

Sieu vu khi My doa Nga: Don tan cong tu vu tru
Phóng tên lửa Falcon Heavy

Vì phần lớn các bộ phận của bộ đôi Falcon 9 + X-37B hoặc Falcon Heavy + X-37C đều có thể tái sử dụng, phương pháp bố trí vũ khí lớp vũ trụ- mặt đất này có thể là ít tốn kém nhất nếu xét từ góc độ kinh tế cho đến khi BFR xuất hiện.

Tàu vũ trụ X-37B / C có thể thực hiện nhiệm vụ trực chiến liên tục trên quỹ đạo trong hai năm, và sau đó quay trở lại Trái Đất để bảo dưỡng kỹ thuật chính tàu và cả các “mặt hàng” trên tàu.

Ngoài ra, khả năng của X-37B / C có thể cơ động và thay đổi quỹ đạo bay có thể giúp nó tránh được vũ khí chống vệ tinh phóng từ bề mặt Trái Đất.

 

Liệu có thực sự cần vũ khí lớp “ vũ trụ- bề mặt (Trái Đất) không? Vì đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu cũng có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu tác chiến phi hạt nhân hoặc các khối tác chiến siêu thanh bay có điều khiển phóng từ các tàu ngầm hạt nhân đa năng, các máy bay ném bom chiến lược hoặc phương tiện mang khác trên mặt đất.

(câu trả lời là) Rất cần và cực kỳ quan trọng. Vũ khí vũ trụ mới chỉ bắt đầu con đường phát triển của mình. Về trình độ phát triển, chúng tương tự như những chiếc xe tăng đầu tiên, như máy bay thuở ban đầu của anh em nhà Wright hay “các con vịt con xấu xí” phản lực (máy bay phản lực) đầu tiên.

Kẻ nào thống trị trong lĩnh vực vũ khí vũ trụ sẽ thống trị cả trên bề mặt hành tinh. Sẽ không thể giành chiến thắng trong một cuộc xung đột quy mô lớn nếu không giành được ưu thế hoặc chí ít cũng là có khả năng đảm bảo đạt được sự cân bằng tương đối trên vũ trụ.

Nếu liên hệ với tình hình hiện tại thì việc bố trí các khối tác chiến bay siêu thanh có điều khiển trên phương tiện mang cơ động trên quỹ đạo sẽ cho phép tiến hành các đòn tấn công bất ngờ, rất khó dự đoán trước.

Trái với quan niệm rất phổ biến lâu nay, hiện không có một nước nào trên thế giới có thể giám sát liên tục suốt 24/24 khoảng không gian vũ trụ bao quanh hành tinh chúng ta.

 

Các phương tiện tấn công trên quỹ đạo có thể trở thành vũ khí của đòn tấn công đầu tiên để tiêu diệt các mục tiêu có tầm quan trọng đặc biệt của đối phương.

Việc đưa vũ khí siêu thanh đến tuyến tấn công bằng không quân đòi hỏi nhiều thời gian, phóng một tên lửa đạn đạo mang khối tác chiến siêu thanh bay có điều khiển chắc chắn sẽ bị các vệ tinh thuộc hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa phát hiện từ quỹ đạo (Nga mới triển khai một hệ thống kiểu này gồm 4 vệ tinh “Tundra” trên vũ trụ).

Thêm nữa, thậm chí ngay cả trong trường hợp biết được vị trí của phương tiện mang trên vũ trụ, không phải bao giờ cũng có thể phát hiện được nó đã phóng khối tác chiến bay siêu thanh có điều khiển được chế tạo theo công nghệ tàng hình.

Ở ngoài vũ trụ, “lớp vỏ” ngụy trang có thể được tối ưu hóa để giảm tối đa diện tích phản xạ hiệu dụng mà không cần phải tính đến các yêu cầu khí động học, và sau khi đi vào bầu không khí dày đặc, lớp vỏ ngụy trang sẽ bị đốt cháy, khi đó sẽ còn một lớp phủ kháng nhiệt được thiết kế tối ưu hóa theo các tính toán khí động học.

Như đã nói ngay ở phần đầu bài viết, do không có quyền truy cập vào các dữ liệu bí mật của Các Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, nên việc đưa ra các giả định về những gì mà Tổng thống Hoa Kỳ cho là “các loại vũ khí vĩ đại nhất trong lịch sử”, hoàn toàn có thể có những sai số không tránh khỏi.

 

Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng nhớ lại cụm từ của Donald Trump: "Tôi đã nhìn thấy các thiết kế, thậm chí tôi còn không thể tin được vào điều đó". Có thể, thời điểm xuất hiện của "siêu siêu vũ khí" Mỹ sẽ không còn xa nữa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm