Quốc tế

Singapore dẫn đầu “rót” vốn FDI vào Việt Nam

Trong số 102 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3,98 tỷ USD, chiếm hơn 19,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Máy bay Su-30MK2 hiện đại như thế nào? / Chi tiết về hợp đồng mua hàng chục tiêm kích Su-30 của Ấn Độ với Nga

Hơn 20 tỷ USDvốn FDI vào Việt Nam

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến ngày 20/9, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 20,21 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, có 2.254 dự án FDI mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với hơn 10,23 tỷ USD, tăng 66,3% về số dự án và tăng 43,6% về số vốn so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, 934 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn tăng thêm đạt hơn 5,15 tỷ USD, tăng 21,5% về số lượt và giảm 37,3% về số vốn so với cùng kỳ. 2.539 lượt góp vốn, mua cổ phần, với tổng giá trị vốn góp đạt hơn 4,82 tỷ USD, giảm 5,9% về số lượt và tăng 47% về số vốn so với cùng kỳ năm 2022.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, từ đầu năm đến nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 14 tỷ USD, chiếm gần 69,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng 15,5% so với cùng kỳ.

Trong số 102 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3,98 tỷ USD, chiếm hơn 19,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, con số này giảm 15,2% so với cùng kỳ 2022.

Singapore dẫn đầu “rót” vốn FDI vào Việt Nam - Ảnh 1.

Singapore dẫn đầu “rót” vốn FDI vào Việt Nam. Ảnh minh họa.

Trung Quốc đứng ở vị trí thứ hai với 2,92 tỷ USD, chiếm 14,5% tổng vốn đầu tư, tăng 94,9% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,9 tỷ USD, chiếm hơn 14,3% tổng vốn đầu tư, tăng 51% so với cùng kỳ.

Hiện Trung Quốc dẫn đầu về số dự án mới, chiếm 21,2%. Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn chiếm 26,7% và góp vốn mua cổ phần chiếm 28,5%.

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư… Điển hình là một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương…

Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,53 tỷ USD, chiếm gần 12,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng gấp 2,46 lần so với cùng kỳ năm 2022.

 

Hải Phòng xếp ở vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 2,21 tỷ USD, chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 82,4% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Bình Dương…

Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam tăng

Hoạt độngđầu tư của Việt Nam ra nước ngoàitrong 9 tháng cũng ghi nhận mức tăng 4,6% so với cùng kỳ với tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt gần 416,8 triệu USD. Trong số đó, có 84 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt hơn 244,8 triệu USD (bằng 70,5% so với cùng kỳ); 18 lượt dự án điều chỉnh với tổng vốn đầu tư tăng thêm hơn 171,96 triệu USD (gấp 3,38 lần so với cùng kỳ).

Hiện nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 14 ngành. Lĩnh vực bán buôn, bán lẻ dẫn đầu với 26 dự án đầu tư mới và 6 lượt điều chỉnh vốn; có tổng vốn đầu tư đăng ký gần 150,64 triệu USD, chiếm 36,1% tổng vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Ngành thông tin truyền thông đứng vị trí thứ hai với hơn 114,35 triệu USD, chiếm 27,4%; tiếp theo là các ngành sản xuất, phân phối điện, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo…

 

Có 24 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 9 tháng năm 2023. Dẫn đầu là Canada với 1 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 150,2 triệu USD, chiếm 36% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Singapore, Lào, Cuba…

Tính lũy kế thì đến 20/09/2023, Việt Nam đã có 1.667 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 22,1 tỷ USD. Trong số đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,67 tỷ USD, chiếm 52,8% tổng vốn đầu tư cả nước.

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,5%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,5%). Các địa bàn nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất lần lượt là Lào 24,7%, Campuchia 13,3%, Venezuela 8,3%…

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm