Quốc tế

SIPRI gây bất ngờ khi cho biết số lượng T-62 và BMP-2 của Việt Nam

DNVN - Theo thống kê của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm - SIPRI, số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực T-62 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Việt Nam là không hề nhỏ.

Điểm mặt hệ thống tên lửa bắn hạ máy bay MH17 / "Chiến thuật bầy sói" của tên lửa chống hạm Nga không thần diệu như quảng cáo

Việc Quân đội Nhân dân Việt Nam được trang bị xe tăng chủ lực T-62 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 là điều không có gì bất ngờ và hầu như ai cũng biết.

Tuy nhiên, do hình ảnh của hai loại thiết giáp này xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng với tần suất rất thưa thớt, đã dẫn đến nhận định rằng số lượng của chúng là không nhiều.

Trong các cuộc diễn tập binh chủng hợp thành,

Trong các cuộc diễn tập binh chủng hợp thành, "Đôi bạn cùng tiến" phổ biến nhất vẫn và xe tăng T-54/55 và xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Nhưng theo thống kê từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) của Thụy Điển thì số lượng T-62 và BMP-2 của Quân đội nhân dân Việt Nam là không hề nhỏ.

Cụ thể, SIPRI cho biết vào giai đoạn 1978 - 1979, Việt Nam đã nhận được từ Tiệp Khắc tới 200 xe tăng chiến đấu chủ lực T-62, nhưng không rõ là hàng sản xuất mới hay đã qua sử dụng.

Xe tăng T-62 của Việt Nam theo SIPRI có nguồn gốc từ Liên bang Tiệp Khắc. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Xe tăng T-62 của Việt Nam theo SIPRI có nguồn gốc từ Liên bang Tiệp Khắc. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Đây được cho là hợp đồng mua sắm trang bị quốc phòng theo dạng thương mại đầu tiên của Việt Nam, không phải là hàng viện trợ như các loại vũ khí đã nhận trước đó.

Với pháo chính nòng trơn U-5TS (2A20) cỡ 115 mm, trong một thời gian khá dài T-62 của Việt Nam chính là xe tăng chủ chiến có hỏa lực mạnh nhất khu vực.

 

Nếu thống kê của SIPRI là chính xác, chúng ta đủ T-62 để trang bị cho tới 2 trung đoàn xe tăng, chứ không phải như con số dự đoán bấy lâu nay là số lượng T-62 của Việt Nam chỉ vào khoảng 1 tiểu đoàn với hơn 30 chiếc.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-2 của Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Nếu như Việt Nam biên chế T-62 khi loại xe tăng này đã bắt đầu lạc hậu thì việc chúng ta được Liên Xô viện trợ tới 150 xe chiến đấu bộ binh BMP-2 trong giai đoạn 1982 - 1984 là một bất ngờ lớn.

BMP-2 là phiên bản nâng cấp từ xe chiến đấu bộ binh BMP-1, được chính thức giới thiệu vào năm 1980 với thay đổi lớn nhất là pháo tự động 2A42 30 mm đã thay thế pháo 2A28 73 mm, nhưng số binh sĩ mà BMP-2 có thể vận chuyển đã giảm xuống còn 7 người so với 8 của BMP-1.

Theo truyền thống, có lẽ khi hình ảnh xe tăng T-62 và xe chiến đấu bộ binh BMP-2 trở nên phổ biến, tương tự T-54/55 hay BMP-1 như hiện tại thì đó là lúc T-90 cũng như BMP-3 của Việt Nam đã sẵn sàng trực chiến.

 

Clip có thể bạn quan tâm:

- Video cận cảnh quá trình Mỹ lắp ráp tàu sân bay đắt đỏ nhất thế giới. Nguồn: Daily Mail/Dân Trí.


Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm