Quốc tế

Số phận "bi thảm" của máy bay đánh chặn cuối cùng F-106A

Máy bay F-106A Delta Dart được gọi là "chiếc máy bay đánh chặn cuối cùng" phục vụ trong Không quân Mỹ cho đến nay. Nó đã từng lập kỷ lục thế giới, tuy nhiên máy bay này lại có một số phận "bi thảm".

Chuyện thật như đùa: Thụy Điển bị "trộm" hai xe thiết giáp giá gần chục tỷ đồng / Mi-28NM tung đòn đánh chặn như Su-57

Không quân Mỹ đã từng có một máy bay chiến đấu được gọi là “máy bay đánh chặn cuối cùng”, đó là máy bay đánh chặn nổi tiếng F-106. Tuy nhiên, là máy bay đánh chặn trong thời gian cuối cùng, nhưng trên thực tế, F-106 đã bộc lộ nhiều vấn đề và nó chỉ hình thành khả năng chiến đấu sau khi phục vụ được 5 năm.

“Cây lao tam giác” F-106 chính là phiên bản sản xuất hàng loạt của “Kiếm tam giác” F-102. Nguồn: Eastday.
“Cây lao tam giác” F-106 chính là phiên bản sản xuất hàng loạt của “Kiếm tam giác” F-102. Nguồn: Eastday.

Máy bay F-106 “cây lao tam giác” chính là phiên bản sản xuất hàng loạt của máy bay chiến đấu “kiếm tam giác” F-102. Những năm 1950, do F-102 xuất hiện nhiều lỗi hệ thống, thậm chí nó có thể được coi là không đủ tiêu chuẩn, nhất là hệ thống điều khiển hỏa lực MX-1179, nên kế hoạch F-102 gần như phá sản. Tuy nhiên, Quân đội Mỹ đã bất chấp những thiếu sót đó, tiếp tục phân bổ ngân sách để hỗ trợ nghiên cứu của General Dynamics Convair về việc sản xuất hàng loạt F-102 sau đó, đây chính là kế hoạch F-102A.

Bất chấp những vấn đề của F-102, Mỹ vẫn tiếp tục đầu tư phát triển F-102A. Nguồn: Eastday.

Nhưng ngay cả với việc phát triển F-102A, thì nhiều vấn đề vẫn xuất hiện, nhất là việc không đạt được đột phá về công nghệ động cơ, cho nên Quân đội Mỹ chỉ có thể lựa chọn từ bỏ sử dụng động cơ J-67 của kế hoạch F-102A và chuyển sang đầu tư vào kế hoạch F-102B, trong đó tập trung đầu tư cho việc phát triển động cơ turbo phản lực J-75. So với phiên bản trước, F-102B có cửa hút gió rộng hơn, giúp rút ngắn cấu trúc hút gió hết mức có thể trong khi vẫn kéo dài được thân máy bay. Cả cánh chính và đuôi thẳng đứng cũng đã được thiết kế lại.

F-106 của Mỹ tiến hành đánh chặn máy bay ném bom Tu-95 của Liên Xô. Nguồn: Eastday.

F-102B chính là nguyên mẫu YF-106A của F-106, sau khi trải qua nhiều nghiên cứu, sửa chữa, kế hoạch F-106 được giữ lại, nhưng số lượng đặt hàng cũng giảm đáng kể, từ 1.000 máy bay trong thời kỳ F-102 xuống còn 360 chiếc. Để tiết kiệm chi phí, các nguyên mẫu của F-106 đã được chuyển đổi thành loại chế tạo hàng loạt. Năm 1959, chiếc F-106A đầu tiên đã đạt kỷ lục thế giới khi bay ở độ cao 12 km với tốc độ Mach 2 và vào ngày 31/12/1959, Không quân Mỹ chính thức tuyên bố rằng F-106 đã đạt đến mức sẵn sàng chiến đấu.

F-106 là máy bay đánh chặn mọi thời tiết, phục vụ trong Không quân Mỹ cho đến năm 1988, NASA cũng sử dụng máy bay này và duy trì đến năm 1998. Sau năm 1998, các máy bay F-106 còn lại được chuyển đổi thành máy bay mục tiêu không người lái QF-106.

Kỳ tích "tiếp đất an toàn" của máy bay F-106. Nguồn: Eastday.

F-106 kế thừa kết cấu cánh tam giác lớn của F-102, đuôi thẳng đứng có cấu trúc hình thang. Là một máy bay đánh chặn tự động cao, chiếc F-106 được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực tích hợp Hughes MA-1, có thể nối kết với mạng Môi trường Mặt đất Bán tự động dành cho các phi vụ đánh chặn kiểm soát từ mặt đất (cho phép chiếc máy bay được điều khiển bởi kiểm soát viên mặt đất). Thông qua hệ thống điều khiển hỏa lực MA-1, nó có thể tự động lên kế hoạch cho các tuyến đánh chặn và hỗ trợ điều chỉnh mục tiêu theo thời gian thực. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, hệ thống điều khiển hỏa lực MA-1 trên máy bay trên F-106 thường xuyên bị hỏng và đã phải trải qua khoảng 60 lần nâng cấp.

Tên lửa không-đối-không Hughes AIM-4 Falcon. Nguồn: Eastday.

F-106 được trang bị bốn tên lửa không-đối-không Hughes AIM-4 Falcon trong khoang vũ khí bên trong cùng với một tên lửa GAR-11/AIM-26A Falcon đầu đạn nguyên tử dẫn đường bằng radar bán chủ động, hoặc một tên lửa không-đối-không nguyên tử MB-2/AIR-2 Genie 1,5 kiloton. Tên lửa AIM-4 là tên lửa không đối không đầu tiên do Không quân Mỹ phát triển, nhưng do tên lửa này tốc độ không nhanh, trọng lượng lớn nên chỉ được sử dụng để tấn công máy bay ném bom hạng nặng, có thể nói loại tên lửa này có hiệu quả thực chiến không cao.

 

Ngay cả sau khi F-106 giải quyết vấn đề của hệ thống điều khiển hỏa lực MA-1, thì vẫn xuất hiện nhiều lỗi khác. Theo thống kê của Không quân Mỹ, trong hầu hết các trường hợp tỷ lệ tấn công chính xác của F-106 chỉ là 50%. Do đó, việc loại biên máy bay đánh F-106 là không thể tránh khỏi. Cuối cùng, F-106 không có bất kỳ kết quả khả quan nào trong toàn bộ thời gian phục vụ.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm