Sohu khoe động cơ phản lực Trung Quốc đã vượt Nga
Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV sẽ giúp Nga như "hổ mọc thêm cánh"? / Cận cảnh hai loại pháo phản lực "nhỏ mà có võ" của Quân đội Việt Nam
Các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiếp tục thảo luận về những chủ đề liên quan đến việc cải tiến động cơ cho máy bay quân sự. Một trong số lĩnh vực được coi như thành tựu của họ chính là sản xuất được động cơ đúng chuẩn thế hệ thứ năm cho tiêm kích tàng hình J-20.
Trang Sohu nói rằng phiên bản cập nhật của tiêm kích J-20 từ cuối năm ngoái đã được lắp đặt động cơ do Trung Quốc sản xuất. Một số đặc điểm liên quan đến hiệu suất của nó được gọi là "cực kỳ ấn tượng".
Báo cáo lưu ý rằng động cơ mới nhất do Trung Quốc chế tạo dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm không chỉ tăng lực đẩy mà còn có cơ hội giúp chiếc tiêm kích khó bị đối phương phát hiện hơn.
Cụ thể chúng ta đang nói về thiết kế của vòi phun và buồng đốt, hiệu suất động cơ tăng cao khiến chiếc tiêm kích có thể bay hành trình mà không cần bật tăng lực, bên cạnh đó tín hiệu nhiệt cũng được giảm thiểu để máy bay không bị "sáng rực" trước phương tiện trinh sát hồng ngoại của kẻ địch.
"Cho đến nay, lô đầu tiên của tiêm kích tàng hình nội địa J-20 tạm sử dụng động cơ AL-31F của Nga. Lực đẩy khô của loại này là 12,5 tấn và lên tới 13,8 tấn khi đốt nhiên liệu phụ trội. Nói chung, nó đáp ứng nhu cầu của J-20".
"Nhưng cần lưu ý rằng J-20 là máy bay chiến đấu tàng hình, nó không chỉ yêu cầu lớp phủ đặc biệt có khả năng hấp thụ sóng radar, mà còn là vòi phun của động cơ có đặc tính hồng ngoại yếu. Động cơ mới có thể cung cấp tất cả điều này, ngoài ra lực đẩy khô của nó còn lên tới 14 tấn, vượt trội AL-31F", Sohu nói rõ.
Kết thúc bài báo, Sohu tuyên bố rằng Trung Quốc "đã vượt qua sự phụ thuộc vào động cơ máy bay do Nga sản xuất và tạo ra một bước đột phá công nghệ lớn trong lĩnh vực chế tạo động cơ phản lực".
Các đường cắt răng cưa trên động cơ thế hệ mới trang bị cho tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc |
Nhưng các chuyên gia lại chú ý đến chi tiết là một vài tuần trước trong cùng một ấn phẩm, các tác giả đã phàn nàn về việc thiếu công nghệ hiệu quả để tạo ra động cơ máy bay tiên tiến và bày tỏ hy vọng về việc mua lại Motor Sich của Ukraine.
Điều này cho thấy có thể Trung Quốc đã chế tạo được động cơ với tính năng cần thiết nhưng độ bền của thiết bị này vẫn là vấn đề gây đau đầu nhất cho họ, chưa thể sớm khắc phục trong tương lai gần.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này