Pháo phản lực M142 HIMARS của Mỹ uy hiếp trực tiếp căn cứ không quân của Iran?
Các tổ hợp pháo phản lực dẫn đường chính xác M142 HIMARS của Mỹ theo nhận xét đủ sức khống chế toàn bộ căn cứ không quân T4 khi chúng được triển khai tại khu vực Đông Bắc Syria.
Houthi dùng pháo phản lực BM-27 nã mưa đạn làm đồng minh Mỹ khiếp vía / Nga chuẩn bị đưa vũ khí “vô nhân đạo” - pháo phản lực TOS-1 đến Syria?
Hãng tin Al Masdar News cho biết, Mỹ đã đưa vào Syria hệ thống pháo phản lực phóng loạt dẫn đường chính xác có khả năng bắn tên lửa chiến thuật, được thiết kế để tấn công các mục tiêu mặt đất ở cự ly lên tới 300 km.
Cụ thể đó là 3 tổ hợp M142 HIMARS, vũ khí này có khả năng phóng loạt 6 rocket dẫn đường, chúng sẽ uy hiếp và vô hiệu hóa căn cứ không quân T4 trên đất Syria một cách nhanh chóng.
"Quân đội Mỹ đã triển khai tại Deir Ezzor tổng cộng 3 khẩu đội M142 HIMARS, trong đó 2 hệ thống tại một căn cứ gần trạm xăng Konoko và tổ hợp còn lại tại địa điểm gần mỏ dầu Al-Omar".
"Phạm vi tác chiến xa nhất của tên lửa MGM-140 ATACMS khi bắn từ tổ hợp HIMARS là 300 km, nếu sử dụng đạn rocket dẫn đường sẽ tạo ra mật độ hỏa lực cực kỳ khốc liệt", hãng tin Deir Ezzor 24 của Syria bình luận.
Theo đánh giá hiện nay chưa có mối đe dọa trực tiếp nào cho thấy Mỹ cần phải bổ sung M142 để phòng thủ, các chuyên gia tin rằng căn cứ không quân T4, nơi vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran hiện diện sẽ là mục tiêu chính của các hệ thống HIMARS.
Bên cạnh đó, cần lưu ý rằng sân bay T4 còn đang được sử dụng bởi lực lượng hàng không - vũ trụ Nga, máy bay cường kích Su-25 cùng với một số lượng lớn trực thăng tấn công của họ được bố trí tại đây.
Hành động trên của Mỹ có thể xem như động thái gây hấn, dự báo dẫn tới sự trả đũa từ phía Nga, tuy nhiên trước mắt nhiều khả năng Moskva sẽ phải triển khai tới đây nhiều tổ hợp phòng không hơn nữa nhằm sẵn sàng đối phó nguy cơ lớn.
Bên cạnh đó, không loại trừ viễn cảnh nếu phát sinh tình huống nguy hiểm thì lực lượng Nga sẽ chủ động ra tay trước, bởi nếu để pháo phản lực M142 HIMARS khai hỏa thì vô cùng khó khăn để đối phó.
M142 High Mobility Artillery Rocket System (HIMARS) do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo là phiên bản thu gọn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt M270 MLRS nổi tiếng.
Hệ thống M142 sử dụng giàn phóng dạng module và hệ thống kiểm soát hỏa lực gắn trên xe tải bánh lốp tiêu chuẩn nặng 5 tấn với kíp pháo thủ 3 người vận hành.
Tổ hợp pháo phản lực dẫn đường chính xác M142 HIMARS mang được 1 container với 6 đạn rocket cỡ 227 mm, hoặc 1 tên lửa đạn đạo chiến thuật MGM-140 ATACMS.
Tầm bắn của các loại đạn trang bị cho M142 như sau: đạn M26 - 32 km; đạn M26A1/A2 - 45 km; đạn M30/M31 - 70 km. Tổ hợp có thể phóng tên lửa MGM-168 Block IVA (biến thể mới nhất của MGM-140 ATACMS) tầm bắn lên tới 300 km.
Thời gian phóng loạt 6 rocket là 20 giây, vùng sát thương của loạt đạn có diện tích vào khoảng 78,5 hecta, sai số chỉ trong khoảng 10 m, các container dễ dàng tháo rời khỏi xe phóng để tái nạp trong vòng 5 phút.
Xe mang phóng tự hành của tổ hợp chạy được với tốc độ tối đa 85 km/h, tầm hoạt động 480 km, cabine của xe có khả năng chống đạn vũ khí bộ binh nhẹ cũng như mìn chứa 6 kg thuốc nổ được kích hoạt dưới gầm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Cột tin quảng cáo