Mỹ mất thương vụ radar vào tay Israel
Mức giá đắt đỏ cho mỗi lần Mỹ phóng tên lửa / Covid-19 làm Mỹ chậm giao xe tăng
Trang Times of Israel ngày 14/12 dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Israel cho biết, Hungary đã được thỏa thuận mua hệ thống radar ELM-2084. Thỏa thuận được Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Hungary Ferenc Korom ký với phía Israel hôm 12/12.
Theo thỏa thuận, Hungary mua radar phong không ELM-2084 nhằm thay thế các radar phòng không lỗi thời do Liên Xô phát triển. Dự kiến các hạng mục đầu tiên của hệ thống radar mới sẽ được chuyển giao vào năm 2022.
Hệ thống ELM-2084. |
Mặc dù thông tin chi tiết của hợp đồng vẫn được giữ kín nhưng dự kiến hợp đồng này lớn hơn so với lần giao dịch của Séc với Israel từ hai năm trước. Vào năm 2018, Séc nhận bàn giao 8 hệ thống radar tương tự trị giá với giá 125 triệu USD.
Theo nhà sản xuất ELTA, hệ thống ELM-2084 có khả năng phát hiện hầu hết các loại mục tiêu trên không từ máy bay chiến đấu có độ thao diễn cao, trực thăng tốc độ thấp, mục tiêu tàng hình hay UAV có kích thước nhỏ.
Điểm đặc biệt là ELM-2084 có thể phát hiện đồng thời 1.200 mục tiêu trên không khác nhau với cự ly tối đa lên tới 475km. Theo nhà sản xuất, các loại radar này có khả năng chống nhiễu rất cao, có khả năng hoạt động trong môi trường chế áp điện tử mạnh.
Không những vậy, ELM-2084 còn có thể dẫn bắn hiệu quả cho các loại tên lửa đất đối không với độ chính xác gần như tuyệt đối. Ngoài ra, người vận hành có thể thực hiện thao tác điều khiển ở vị trí cách xa cụm radar chính nhằm tránh bị tấn công bằng tên lửa diệt radar của đối phương.
Từ thực tế chiến trường, hệ thống radar ELM-2084 còn được tích hợp khả năng phát hiện và định vị pháo binh đối phương với khả năng phát hiện tới 200 mục tiêu đạn trong 1 phút ở cự ly tối đa lên tới 100km.
Qua đó, nó có thể dẫn bắn hiệu quả cho những hệ thống tên lửa đánh chặn Barak-8, Spyder-MR, Iron Dome, David’s Sling... do Israel sản xuất hay bất kỳ hệ thống tên lửa thế hệ cũ nào của Hungary chỉ bằng một số thay đổi nhỏ.
Với radar ELM-2084, lực lượng thủ Hungary đã có trong tay một bảo bối, một "mắt thần" cho nhiệm vụ bảo vệ không phân quốc gia.
Được biết, trước khi công bố quyết định mua ELM-2084, Hungary cũng cân nhắc mua số lượng lớn trực thăng của Nga. Thông tin được Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (CAWAT) cho biết.
Theo nguồn tin này giá trị của hợp đồng tiềm năng này ước tính lên đến khoảng 142 tỷ forin Hungary (khoảng 490 triệu USD). Không chỉ dừng lại ở đó, CAWAT còn cho biết thêm rằng trong tương lai quy mô của hợp đồng giữa hai nước có thể được mở rộng, bởi vì Hungary đang nỗ lực thay thế phi đội máy bay trực thăng Mi-8/Mi-17.
Thỏa thuận giữa Nga và Hungary cho thấy cuộc chiến thực sự giữa vũ khí Nga và Mỹ đang thực sự nóng giữa lòng châu Âu. Khi tình hình chính trị trên thế giới ngày càng phức tạp, Nga và Mỹ cũng nảy sinh nhiều sự mâu thuẫn trong hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là thị trường vũ khí.
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Mỹ đã thu được 10,2 tỷ USD từ việc bán thiết bị trên toàn thế giới so với Nga là 5,98 tỷ USD trong năm 2018.
Có thể khẳng định rằng, Mỹ là nhà cung cấp vũ khí chính của châu Âu, Trung Đông và Đông Nam Á. Trong khi đó, Saudi Arabia là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Washington, với việc chi gần 1,2 tỷ USD cho các thiết bị có nguồn gốc từ Mỹ, chiếm hơn 1/10 giá trị xuất khẩu của ngành công nghiệp vũ khí Mỹ vào năm 2014.
Về phía đối diện, Nga cung cấp vũ khí củ yếu cho các quốc gia BRICS (Trung Quốc, Brazil, Nam Phi, Ấn Độ), cũng như các nước tại châu Phi, Trung Đông và Châu Á. Tuy nhiên, hoạt động mua bán giữa các khu vực này là không đồng đều với nhà xuất khẩu đến từ Nga.
Có 13 nước mua vũ khí từ cả Mỹ và Nga. Trong năm 2014, Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chính phủ nước này chi đến 4,2 tỷ USD để có được các trang thiết bị hiện đại cho quân đội, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng lộng hành tại châu Á. Trong đó, New Delhi dành 2,1 tỷ USD cho các loại vũ khí từ Moscow và 1,1 tỷ USD từ Mỹ.
Nhưng điều ngạc nhiên hơn lại đến từ một quốc gia châu Âu và là thành viên của NATO, Hungary. Budapest nhập khẩu từ Nga nhiều loại vũ khí trị giá 7 triệu USD trong năm 2014 và con số này tiếp tục tăng trong những năm sau.
Trong khi đó, Mỹ vốn là một đồng minh thân cận của châu Âu và có nhiều ảnh hưởng đến NATO, nếu không nói là dẫn đầu các hoạt động của liên minh. Nhưng Hungary lại tỏ ra không mấy bận tâm đến các trang thiết bị quân sự của cường quốc này. Điều đó đương nhiên khiến Washington không vui, khi Budapest công khai nhập khẩu vũ khí từ Nga.
Cuộc cạnh tranh xuất khẩu vũ khí giữa Nga và Mỹ là một khía cạnh trong cuộc đối đầu giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực khác, từ chính trị, kinh tế cho đến hoạt động quân sự. Hai nước đều có tham vọng đánh bại quốc gia đối diện và lan rộng ảnh hưởng của mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo