StrikeShield khó bảo vệ được xe tăng Mỹ
Việt Nam từng cải biên xe tăng T-34 thành… pháo phòng không tự hành / Ảnh hiếm xe tăng M48 Việt Nam trong tình trạng bảo quản
Theo Rheinmetall Defence, Lục quân Mỹ đã trao hợp đồng trị giá 11 triệu USD cho liên doanh giữa nhà thầu quân sự Rheinmetall Defence của Đức và nhà sản xuất quốc phòng Unified Business Technologies (UBT) của Mỹ để phát triển hệ thống phòng vệ chủ động (APS) StrikeShield trang bị cho xe tăng, xe thiết giáp.
Kế hoạch hoàn thiện chương trình này là trong tháng 10/2020. Công việc này được thực hiện tại Trung tâm thử nghiệm Redstone ở thành phố Huntsville, bang Alabama, Mỹ. Yêu cầu đặt gia của chương trình này phải tạo ra sản phẩm có khả năng đánh chặn tương đương Trophy của Israel, GL5 của Trung Quốc, Arena của Nga... nhưng vẫn phải có công nghệ đánh chặn khác biệt.
Khi hoàn thành thử nghiệm và chính thức đưa vào trang bị, StrikeShield sẽ được tích hợp lên các dòng xe bọc thép đa chức năng (AMPV), xe tăng hạng nhẹ mới (MPF) và xe chiến đấu bộ binh không người lái (OMFV) và cả xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams.
Đặc điểm nổi bật của StrikeShield là nó sử dụng radar CrossCue hoạt động trên băng tần C, có khả năng phát hiện, phân loại và xác định chính xác quỹ đạo đạn rocket hay tên lửa chống tăng đối phương bắn tới.
Quá trình đánh chặn của StrikeShield được tiến hành khi đầu đạn tiếp cận mục tiêu. Cụ thể, đạn đánh chặn được bố trí trên nóc xe sẽ đánh chụp trực tiếp vào đạn chống tăng bắn tới để giảm khả năng công phá hoặc phá hủy hoàn toàn nó.
Do biện pháp đánh chặn là dựng rào cản bằng áp lực thuốc nổ theo hướng từ trên xuống dưới và sát với mục tiêu cần bảo vệ, cho nên binh sĩ đứng ngay gần xe thiết giáp không hoặc khó bị tổn hại.
Nhà sản xuất tự tin tuyên bố ưu điểm của StrikeShield nằm ở khả năng phòng thủ vòng tròn, trọng lượng nhẹ, bố trí đơn giản, có nhiều đạn, xác suất kích hoạt nhầm rất nhỏ và rẻ tiền. Nó có thể tiêu diệt được mọi loại tên lửa chống tăng tối tân hiện nay.
Mục đích thực hiện chương trình StrikeShield của Mỹ đã khá rõ ràng tuy nhiên theo giới quân sự Nga, dù được đánh giá là dòng APS cực tối tân nhưng khi phải đối đầu với lối đánh thông minh của hệ thống tên lửa RPG-30 trong quân đội Nga, cơ hội thành công cho APS Mỹ là gần như không có.
Cụ thể, khi tấn công mục tiêu, đạn giả lập của RPG-30 sẽ phóng trước để kích hoạt hệ thống phòng ngự chủ động hay công phá lớp giáp phản ứng nổ trên phương tiện chiến đấu của đối phương. Sau đó, đầu đạn chính mới được phóng đi để tấn công và xuyên thủng giáp chính.
Với cách đánh này, hệ thống APS sẽ không đủ thời gian để kích hoạt liều phóng tiếp theo khi đạn chính của RPG-30 lao vào xe tăng. Điểm đặc biệt của RPG-30 khi sử dụng cơ cấu phóng trên là hệ thống phòng ngự chủ động của đối phương sẽ nhận nhầm và tấn công đầu đạn giả phóng trước và không có đủ thời gian kích hoạt tiếp khi đầu đạn chính phóng tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xe tăng Mỹ trang bị hệ thống Trophy-A của Israel.