Quốc tế

Su-27/30 Việt Nam "miễn nhiễm" tên lửa đối phương khi được trang bị Khibiny-M?

DNVN - Các máy bay chiến đấu thuộc họ Flanker do Nga sản xuất như Su-27 hay Su-30 nhờ trang bị pod tác chiến điện tử mà trở nên cực kỳ khó bắn hạ.

Vì sao F-18 NATO dám “vuốt mặt” chuyên cơ Bộ trưởng Quốc phòng Nga? / Sức mạnh tàu USCGC John Midgett Mỹ có thể chuyển giao

Tiêm kích thuộc họ Su-27 Flanker của Không quân Nga khi tác chiến thường gắn một thiết bị có hình dạng trông như một quả ngư lôi nhỏ ở hai đầu mút cánh, đó chính là hệ thống tác chiến điện tử dạng pod có tác dụng gây nhiễu sóng radar từ máy bay, tên lửa, hay các thiết bị trinh sát khác của đối phương.

Hiệu quả của pod ECM này là không cần phải bàn cãi, ước tính sẽ tăng gấp đôi xác suất sống sót cho máy bay chiến đấu so với khi không mang theo thiết bị này, vì vậy các quốc gia mua tiêm kích họ Flanker đều mua sắm thêm trang bị trên.

Thông thường, dòng Su-27 hay Su-30 xuất khẩu sẽ được trang bị pod gây nhiễu L203 Gardenia do Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Radio (Moskva) thiết kế.

Pod gây nhiễu L203 Gardenia gắn trên tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Pod gây nhiễu L203 Gardenia gắn trên tiêm kích Su-27 của Không quân Việt Nam. Ảnh: Quân đội nhân dân.

Còn trong Không quân Nga, chiến đấu cơ thuộc họ Su-27 của nước này lại dùng pod ECM L005S Sorbsiya của Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Radio Kaluga sở hữu các tính năng ưu việt hơn.

Bằng cách nào đó, Trung Quốc đã mua được thiết bị trên để gắn lên các tiêm kích Su-27SK hay J-11 của mình, mang lại khả năng tác chiến điện tử không thua kém gì chiến đấu cơ Nga.

Tiêm kích J-11A của Không quân Trung Quốc mang pod gẫy nhiễu điện tử L005S Sorbsiya trên đầu mút cánh. Ảnh: China Defence.

Tiêm kích J-11A của Không quân Trung Quốc mang pod gẫy nhiễu điện tử L005S Sorbsiya trên đầu mút cánh. Ảnh: China Defence.

 

Mới đây nhất, Nga đã chính thức "trình làng" thiết bị gây nhiễu điện tử thế hệ mới có tên gọi L-265M10 Khibiny-M để trang bị cho tiêm kích Su-27SM3 và Su-35S, khiến chúng chiếm giữ ưu thế đáng kể trước biến thể Flanker bán ra nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu trong tương lai khi Việt Nam mua Su-35S thì Nga có đồng ý bán pod L-265M10 Khibiny-M cho chúng ta hay không? Khả năng trên theo đánh giá của nhiều chuyên gia quân sự thì hoàn toàn khả thi do quan hệ hợp tác giữa hai nước là rất tốt đẹp, tuy nhiên nó sẽ bị cắt giảm chút ít tính năng cho phù hợp với phiên bản xuất khẩu.

Bên cạnh việc tích hợp cho Su-35S, L-265M10 Khibiny-M còn có thể được trưng dụng cho các thế hệ tiêm kích cũ hơn như Su-27SK/UBK hay Su-30MK2.

Tiêm kích Su-35S của Không quân Nga được trang bị pod ECM L-265M10 Khibiny-M. Ảnh: Defence Blog.

Tiêm kích Su-35S của Không quân Nga được trang bị pod ECM L-265M10 Khibiny-M. Ảnh: Defence Blog.

 

Còn nếu Việt Nam không muốn mua bản cắt giảm tính năng của Khibiny-M, chúng ta còn một lựa chọn khác là Ukraine khi mới đây nước này đã cho ra mắt thiết bị đối kháng điện tử có tên gọi Omut với các tính năng tương tự.

Ngoài ra, nếu đối tác "chi mạnh tay" thì rất có thể phía Kiev sẽ sẵn sàng bán luôn cả công nghệ sản xuất để giải quyết các khó khăn về tình hình tài chính hiện tại.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm