Su-34 diệt mục tiêu khi bay sát đất
Tàu Nga chở đầy vũ khí tới Syria bất chấp lệnh ngừng bắn ở Idlib / Vũ khí tàu chiến Retive mới của hạm đội Baltic
Dó là hình ảnh trong buổi thử nghiệm về khả năng tấn công tầm cực tấp do Không quân Nga thực hiện với chiếc cường kích Su-34 được cố định chỉ cách mặt đất vài mét.
Không rõ thời gian và địa điểm cụ thể diễn ra cuộc thử nghiệm nhưng Không quân Nga khẳng định, cuộc tấn công giả định đã thành công tốt đẹp và nó đã chứng minh được khả năng tấn công ở tầm cực thấp và tung ra đòn bất ngờ Su-34 khiến đối phương không kịp trở tay.
Su-34 phá hủy mục tiêu sát mặt đất. |
"Phương Tây gọi máy bay này là tiêm kích chiến thuật hoặc máy bay ném bom", chuyên gia hàng không Vladimir Karnozov Nga nói về Su-34 sau cuộc thử nghiệmvà cho biết thêm, theoKhông quânNga, Su-34 có thểđược gọilà máy bay cô lập chiến sự.
Nhiệm vụ chính của nó vẫn là hủy diệt các mục tiêu mặt đất, mặc dù đủ khả năng tránh đòn tấn công và bảo vệ trong cuộc không chiến.
Trong khi cường kích Su-25 chủ yếu giáng đòn vào các mục tiêu trực tiếp trên tuyến mặt trận, còn Su-34 đảm bảo cách ly từ phía hậu phương, tạo ngăn chặn cần thiết khiến đối phương không thể cung cấp đạn dược hoặc đưa quân tới tiếp viện - những khả năng tấn công như vậy không hề có trên bất kỳ chiến đấu cơ nào của phương Tây, chuyên gia Nga nói.
Mặt mạnh của máy bay ném bom mới là tổ hợp radar — "tai mắt" tinh tường của nó. Su-34 được trang bị radar mảng từng giai đoạn thụ động với máy quét điện tử, bổ sung thêm có hoạt động của tổ hợp quang điện tử với độ phóng đại cao.
Hệ thống như vậy không phải mọi chiến đấu cơ đều có thể khoe. Kết quả là Su-34 không chỉ đủ sức tấn công mục tiêu cố định, mà còn thừa khả năng phát hiện, bám sát và hủy diệt các chủ thể chuyển động cả trên không, trên biển và trên mặt đất.
Thêm một đặc tính khác là cách bố trí tổ lái trong cabin. Trong máy bay Su-34 các phi công ngồi cạnh nhau. Sự sắp xếp như vậy chỉ có thể ở máy bay ném bom hạng nặng — phi công của máy bay chiến thuật với trọng lượng cất cánh tương tự thường được bố trí ngồi cặp đôi.
"Ngồi sát cạnh nhau tạo hàng loạt ưu điểm, nhất là trong chiến đấu ở điều kiện khắc nghiệt — phi hành đoàn nói chuyện không cần radio, cải thiện và đơn giản hóa sự hiệp đồng tương tác giữa các phi công. Họ sử dụng một phần cảm biến và các thiết bị cùng nhau, nâng cao tính năng chiến đấu khi làm nhiệm vụ", ông Karnozov giải thích.
Một trong không nhiều đối thủ cạnh tranh nước ngoài của Su-34 là máy bay ném bom chiến đấu F-15E Strike Eagle của Không quân Mỹ. Mẫu máy bay này cũng được chế tạo dựa trên cơ sở tiêm kích hạng nặng F-15 để thay thế cho máy bay ném bom F-111 đã lạc hậu.
Nó được trang bị cho Không lực Hoa Kỳ kể từ cuối năm 1980 và có mặt trong hầu hết các chiến dịch của Mỹ — ở vịnh Ba Tư, Afghanistan, Nam Tư, Libya. Tuy nhiên, xét về tổng thể, F-15E không có khả năng công đa năng cùng áp chế điện tử mạnh như Su-34.
End of content
Không có tin nào tiếp theo