Quốc tế

Su-35 kết hợp với R-37M sẽ là "kẻ hủy diệt" đối với máy bay F-35A của Mỹ

Nga đã tiến hành một sự kết hợp "có một không hai" khi trang bị tên lửa R-37M trên máy bay Su-35, bộ đôi này sẽ tạo ra một trào lưu không chiến mới trong tương lai và được coi là "kẻ hủy diệt" của máy bay F-35A Mỹ.

Báo Mỹ chỉ điểm yếu khiến F-22 bại trận trước Su-35 Nga / Nga giải thích vì sao Su-35 không chặn máy bay Thổ Nhĩ Kỳ

Nhật báo Nhân Dân Trung Quốc mới đây đã “hết lời” ca ngợi việc máy bay chiến đấu Su-35 của Nga sẽ được trang bị tên lửa vượt siêu thanh đó là tên lửa không đối không R-37M. Theo báo cáo, điều này sẽ cải thiện đáng kể hiệu quả chiến đấu và khả năng răn đe chiến lược, đồng thời đáp ứng được yêu cầu chiến lược"nhanh chóng, chính xác, sắc bén" của các cuộc không chiến trong tương lai.

Su-35 được coi là "vua" tác chiến trên không. Nguồn: eastday.com.

Một máy bay chiến đấu Su-35 có thể mang theo 2 đến 4 tên lửa R-37M, khiến hiệu quả chiến đấu của nó tương đương với Su-57. Việc bổ sung tên lửa không đối không tầm xa R-37M mang lại cho Su-35 khả năng đánh chặn tên lửa hành trình của đối phương trước khi nó được phóng đi. Khi trực tiếp đối mặt với mục tiêu tấn công, trong giai đoạn bay cuối, tên lửa sẽ kích hoạt radar dẫn đường của đầu đạn, sau khi khóa mục tiêu, tên lửa sẽ hiệu chỉnh tuyến đường bay một lần cuối cùng. Đến lúc này thì radar mục tiêu mới phát hiện được tên lửa, nhưng trong một khoảng cách cực ngắn và với tốc độ vượt siêu thanh thì việc đưa ra phản ứng đối phó là điều không thể.

Nguyên Chỉ huy Tập đoàn Không quân và Phòng thủ tên lửa số 4 của Nga, Trung tướng Valery Gorbenko cho biết: "Động thái này mang lại cho các máy bay chiến đấu khả năng thực hiện một loạt các nhiệm vụ trong nhiều loại hoạt động như tấn công và phòng thủ. Máy bay của chúng tôi sẽ có thể tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm, máy bay ném bom và máy bay chiến đấu một cách hiệu quả. Trong khi đó, máy bay đối phương cũng rất khó để loại bỏ những tên lửa như vậy. Từ khi phát hiện mối đe dọa cho đến lúc kết thúc, thời gian cơ động của đối phương gần như là bằng 0". Hoạt động tấn công tầm xa vượt ra ngoài phạm vi của radar như vậy khi kết hợp với máy bay Su-35 có thể tạo ra một xu hướng kiểm soát mới trong tương lai.

Mô hình tên lửa R-37M được Nga trưng bày. Nguồn: eastday.com.

R-37M hiện là một trong những tên lửa không đối không có tầm xa nhất trên thế giới. Nó được phát triển từ tên lửa không đối không R-33 của Nga và nặng 500 kg. Mục tiêu phát triển ban đầu của việc phát triển tên lửa không đối không R-37M là thay thế tên lửa R-33 đã lỗi thời để tăng cường sức mạnh cho máy bay đánh chặn MiG-31BM phiên bản nâng cấp. Nhưng sau đó, Nga đã tiến hành một số sửa đổi để Su-57 cũng có thể sử dụng loại tên lửa này và đến bây giời là Su-35. Máy bay này đã trải qua nhiều lần nâng cấp và được coi là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4.5, khi kết hợp với R-37M sẽ cho phép nó rút ngắn khoảng cách với máy bay chiến đấu thế hệ 5.

R-37M hiện là tên lửa không đối không duy nhất trên thế giới có tầm bắn hơn 300 km, mặc dù nó vẫn kém hơn một chút so với tên lửa vượt siêu thanh Zircon với tốc độ Mach 8 (gần 9.800 km/h), nhưng R-37M có thể theo dõi mục tiêu thông qua sự kết hợp của radar chủ động và bán chủ động, có thể nói là nó hoàn toàn độc lập với phương tiện phóng và có khả năng tấn công các mục tiêu tàng hình. Khi tên lửa này xâm nhập vào cự ly 190 km so với mục tiêu, thì các mục tiêu hoàn toàn không có khả năng sống sót. Do đó, R-37M được các chuyên gia quân sự Nga gọi là “kẻ hủy diệt” của máy bay chiến đấu F-35A Mỹ.

F-35A của Mỹ sẽ ra sao khi đối mặt Su-35 mang theo tên lửa R-37M của Nga? Nguồn: eastday.com.

Tính năng tuyệt vời của vũ khí Nga, nhất là máy bay chiến đấu đã được nhiều quốc gia công nhận, điêu này thể hiện qua việc nó thường nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng quân sự. Điều này cũng làm Mỹ “lo sợ” và Washington đã liên tục cản trở việc mua sắm các máy bay quân sự của Nga thông qua việc đe dọa và áp đặt trừng phạt. Gần đây nhất là việc Mỹ ngăn cản Indonesia tiếp nhận máy bay Su-35 của Nga.

 

Đầu năm 2015, Indonesia đã ký hợp đồng với Nga để mua máy bay chiến đấu Su 35 để thay thế máy bay chiến đấu F-5 do Mỹ sản xuất vẫn đang phục vụ. Tuy nhiên, thái độ “khó chịu” của Mỹ đã khiến Indonesia phải nhiều lần “e sợ”.Phải đến tháng 2/2018, hợp đồng mới được ký kết chính thức và đến tháng 3/2020 nó mới được hoàn tất thủ tục, nhưng cho đến nay Indonesia vẫn chưa tiếp nhận bất cứ một máy bay nào. Kể từ đầu năm 2020 đến nay, việc xuất khẩu Su-35 liên tục bị trở ngại, Mỹ đã khiến Indonesia không dám tiếp nhận các máy bay chiến đấu Su-35 đã được đặt hàng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm