Quốc tế

Su-57 thử nghiệm gì khi tái xuất hiện tại Syria?

Không quân Nga đã quyết định tái triển khai tiêm kích tàng hình Su-57 đến Syria để đánh giá một số tính năng đặc biệt của máy bay.

Nội chiến Ukraine, chiến tranh Syria... định hình toàn bộ cách thức xung đột thập kỷ qua / Đoàn xe quân sự Mỹ tìm cách xâm nhập căn cứ không quân Nga tại Syria

Thông tin này được đích thân Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov tiết lộ trong buổi trò chuyện với truyền thông Nga, chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 đã được đưa tới Syria để kiểm tra hoạt động và thử nghiệm. Tuy nhiên, vị tướng Nga không tiết lộ số lượng Su-57 quay trở lại Syria lần này.

Tiêm kích Su-57 bay cùng Okhotnik S-70.

Tiêm kích Su-57 bay cùng Okhotnik S-70.

Mặc dù vậy, ông Gerasimov khẳng định, kinh nghiệm từ các xung đột quân sự gần đây, đặc biệt là chiến dịch chống khủng bố tại Syria, đã thúc đẩy không quân Nga cải tiến những tính năng tác chiến của dòng Su-57 sát với thực tế chiến trường hơn.

Hồi đầu năm 2018, Không quân Nga từng triển khai hai chiếc Su-57 tới Syria. Bộ Quốc phòng Nga tiết lộ biên đội Su-57 đã hoàn thành thử nghiệm hệ thống điều khiển, cảm biến và vũ khí trang bị trong khí hậu khô nóng khắc nghiệt tại Syria, nhưng không nêu rõ hoạt động cụ thể của chúng.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu sau đó công bố video tiêm kích Su-57 phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-59MK2 trong cuộc họp báo về hoạt động đánh giá vũ khí Nga trên chiến trường Syria.

Dù nhiệm vụ khi quay lại Syria lần này của Su-57 không được tướng Nga công bố nhưng theo tiết lộ của thông tấn Nga, trong những chuyến bay mới tại Syria, tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ thử nghiệm hệ thống trí tuệ nhân tạo.

 

Nói về công nghệ đặc biệt này, Chủ tịch Ủy ban về Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Bondarev cho biết: "Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Su-57 có những khả năng chưa được biết đến trước đó và sử dụng chế độ chiến đấu tự động, mang nó đến gần hơn với máy bay không người lái thế hệ thứ sáu".

Trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực không quân chiến đấu giúp đơn giản hóa việc điều khiển máy bay chiến đấu hơn các phiên bản có người lái. Giải pháp này sẽ mở rộng đáng kể năng lực tác chiến và tính năng siêu cơ động của Su-57 ở chế độ không người lái.

Khi thực hiện nhiệm vụ ở chế độ có người lái, khả năng siêu cơ động của Su-57 bị hạn chế bởi khả năng cơ thể của phi công không thể chịu đựng được sự quá tải trên 9G trong thời gian dài. Máy bay không người lái có thể thực hiện được thao tác kỹ thuật mà nếu các phi công, khi thực hiện các kỹ năng này có thể bị ngất hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng.

Việc ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo thay vì điều khiển từ xa sẽ làm giảm khả năng các tổ hợp, hệ thống điện tự quan trọng bị tổn thương do đối phương sử dụng các tranh thiết bị chế áp điện tử làm nhiễu loạn tín hiệu hoặc ngăn chặn quyền kiểm soát thiết bị bay.

Nếu kế quả thử nghiệm tại Syria khả quan, hệ thống này sẽ được ứng dụng vào sản xuất máy bay tấn công không người lái Okhotnik S-70 đang được Nga hoàn thiện.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm