Quốc tế

Su-57 vượt trội J-20 dù chỉ lắp động cơ giai đoạn một

Các chuyên gia quân sự Ấn Độ đang tỏ ra tiếc nuối khi nước này chưa thể có tiêm kích tàng hình thế hệ năm nhằm đối chọi với Trung Quốc.

Ukraine cung cấp động cơ tên lửa hành trình cho Thổ Nhĩ Kỳ / Phiên bản trên hạm của Su-57 ra đời sau 2 năm nữa?

Ấn Độ một lần nữa quyết định thảo luận về câu hỏi liệu nước này nên ở trong tình huống như thế nào khi vẫn chưa có kế hoạch rõ ràng để có được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong những năm tới.

Khoảng thời gian ngắn nhất mà Không quân Ấn Độ có thể nhận được tiêm kích thế hệ thứ năm là 12 năm. Trong chính giai đoạn này, New Delhi sẽ phát triển và đưa vào sản xuất máy bay chiến đấu của riêng mình như một phần của dự án AMCA giả định.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của các chuyên gia Ấn Độ, 12 năm không phải là khoảng thời gian thực tế. Họ dự đoán rằng AMCA sẽ chỉ bắt đầu nhập ngũ không sớm hơn năm 2035.

Những người chỉ trích giới chức quân sự Ấn Độ về cách tiếp cận này đối với việc đổi mới lực lượng không quân nói rằng thời gian như trên là không thể chấp nhận được:

"15 năm chờ đợi một chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm trong thời điểm Không quân Trung Quốc đã có hàng chục chiếc phi cơ như vậy là một lựa chọn không thể chấp nhận được".

Su-57 vuot troi J-20 du chi lap dong co giai doan mot
Su-57 được cho là vẫn rất đáng gờm mặc dù mới chỉ lắp động cơ giai đoạn đầu

Trong bối cảnh đó, một bài viết của nhà báo Mansij Astkhany đã được xuất bản, vị chuyên gia đã cố gắng so sánh các đặc điểm của Su-57 Nga với J-20 của Trung Quốc.

Cần nhắc lại rằng trước đó Ấn Độ đã rút khỏi thỏa thuận với Nga về việc phát triển máy bay chiến đấu FGFA. Nga tiếp tục thực hiện dự án một mình và cuối cùng đã tạo ra tiêm kích thế hệ mới Su-57.

Ông Mansij Astkhan nói rõ: "Khách hàng duy nhất của Su-57 hiện nay là Bộ Quốc phòng Nga. Họ đã đặt hàng 76 chiếc loại này cho đến năm 2028".

Chiếc Su-57 như đã nói hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, nhưng điều làm nó nổi bật là sở hữu sức cơ động đáng kinh ngạc, cũng như khả năng mang vũ khí tên lửa siêu thanh.

Theo vị chuyên gia quân sự, máy bay chiến đấu thế hệ năm của Trung Quốc có ưu thế về khả năng tàng hình, tuy nhiên khả năng cơ động vẫn còn vấn đề.

 

Nhưng tại Ấn Độ, họ lưu ý rằng trên thực tế J-20 của Trung Quốc cũng có khiếm khuyết về tàng hình. Không quân Ấn Độ đã phát hiện J-20 ít nhất hai lần khi sử dụng radar của tiêm kích Su-30MKI thế hệ thứ tư.

"Su-57 có lợi thế hơn so với J-20 của Trung Quốc, ngay cả khi máy bay này được trang bị động cơ giai đoạn đầu. Nhưng hiện nay Nga đang chuẩn bị trang bị cho tiêm kích Su-57 động cơ mạnh hơn".

Trước tình hình trên, có những chuyên gia ở Ấn Độ đã công khai nói rõ với nhà chức trách rằng họ rõ ràng đã mắc sai lầm khi rút khỏi chương trình FGFA với Nga.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm