Sự thật gây sốc: Su-57 chưa phải là tiêm kích thế hệ 5
Chuyên gia hàng không Nga Vadim Lukashevich, người đã làm việc tại Cục thiết kế máy bay Sukhoi vào cuối thập niên 1980, đã không công nhận chiếc Su-57 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.
Tiêm kích tàng hình Su-57 sẽ được trang bị phiên bản mini của tên lửa Kh-47M2 Kinzhal / Tiêm kích bí ẩn MiG-144 tiếp tục "tái xuất" tại triển lãm hàng không MAKS 2019
Trong khi đó, người Mỹ rất chú trọng không chiến tầm gần (không chiến quần vòng hẹp), và các phi công Mỹ thừa nhận đây là điểm yếu của họ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo chuyên gia Lukashevich, máy bay thế hệ thứ năm có ba chỉ số quan trọng đó là: Tốc độ bay siêu thanh trong toàn hành trình, khả năng tàng hình và sự kết hợp của tất cả các hệ thống máy bay thành một tổ hợp duy nhất. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu so sánh máy bay thế hệ năm của Mỹ (F-22, F-35) với Su-57 của Nga, thì máy bay của Nga chưa phải là thế hệ thứ năm do Su-57 vẫn chưa đáp ứng các chỉ số về tàng hình, cùng với đó là động cơ của Su-57 chưa cho phép chế độ bay siêu âm trong toàn hành trình mà không phải bật chế độ đốt sau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Đối với khả năng tàng hình, diện tích phản xạ hiệu dụng trước radar (EPR) có lẽ là đặc điểm quan trọng nhất, mà mọi nhà sản xuất đều giữ bí mật và các giá trị EPR trong các quảng cáo đều không được kiểm chứng. Ví dụ, theo nhà sản xuất Lockheed Martin, EPR của F-35 là 0,001 mét vuông. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chuyên gia Lukashevich cho rằng, vấn đề chính mà Su-57 không thể được xếp vào hàng máy bay thế hệ thứ năm là nó sử dụng một động cơ yếu, không cho phép máy bay cơ động ở tốc độ siêu thanh mà không phải bật chế độ đốt sau. Nguồn ảnh: Pinterest.
Hiện nay chương trình phát triển động cơ thế hệ thứ năm của Nga vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm với động cơ mang tên "Sản phẩm 30" có sức mạnh vượt trội; khi được trang bị động cơ loại này, Su-57 sẽ có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng của máy bay tăng lên 1,38; giúp máy bay đạt tốc độ tối đa lên tới Mach 1,5. Nguồn ảnh: Pinterest.
Chuyên gia này cũng nhấn mạnh, khả năng tàng hình của Su-57 rất hạn chế; nếu Nga không thay đổi hình dạng của khung máy bay hoặc sử dụng lớp sơn phủ hấp thụ sóng vô tuyến và nhiều sửa đổi khác, thì diện tích phản xạ hiệu dụng trước radar (EPR) của Su-57 chỉ thuộc loại máy bay thế hệ thứ tư. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điểm yếu mà chuyên gia Lukashevich chỉ ra trước hết đó là vòi phun của động cơ Su-57 quá lộ, dẫn đến bộc lộ tín hiệu cả trong dải sóng radar và phổ hồng ngoại. Kèm theo đó là các cửa hút không khí của động cơ trên Su-57 là khiếm khuyết có thể bộc lộ tín hiệu radar; hiện nay Su-57 dùng cửa hút khí với ống dẫn trực tiếp, do vậy radar của đối phương có thể phát hiện ra các cánh của tua bin động cơ; trong máy bay F-22 của Mỹ, các ống hút khí này có hình chữ S. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, hiện nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi về cấu tạo của cửa hút khí trên tiêm kích thế hệ năm để phù hợp với tiêu chuẩn "tàng hình" như những gì các hệ thống mô phỏng trên máy tính tạo ra được. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trên trên thực tế, dù là tiêm kích thế hệ 5 nhưng Su-57 vẫn chưa thể hiện uy lực vượt trội hẳn so với tiêm kích thế hệ 4 như Su-35S, điểm mạnh duy nhất của nó nằm ở khả năng tàng hình nhưng lại không đủ mạnh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Không chỉ chưa hoàn thiện về động cơ, dù được Nga quảng cáo có khả năng tàng hình hàng đầu thế giới, nhưng tính năng thật sự của Su-57 hiện vẫn là một dấu hỏi lớn Nga chưa thể chứng minh. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Tiến Minh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Theo ông Lukashevich, tiêm kích Su-57 chỉ có một lợi thế đó là khả năng cơ động, tuy nhiên, khả năng này không cần thiết cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm; bởi vì tất cả các trận chiến trên không hiện đại diễn ra ở phạm vi trung bình từ 30 đến 50 km, thực hiện chiến thuật không chiến đơn giản: “Thấy trước, bắn trước, thoát ly nhanh”. Nguồn ảnh: Pinterest.