Tiêm kích bí ẩn MiG-144 tiếp tục "tái xuất" tại triển lãm hàng không MAKS 2019
Triển lãm hàng không quốc tế Moskva - MAKS 2019 đón tiếp sự quay lại của khá nhiều chủng loại tiêm kích thử nghiệm đặc biệt, sau chiếc Su-47 Berkut thì MiG-144 cũng được "tái xuất".
Mỹ tố Trung Quốc ăn cắp thiết kế F-35 mang vào tiêm kích nội địa / Tiêm kích F-16 “đầy đủ chức năng” được rao bán ở Florida (Mỹ)
Nhưng chưa dừng lại ở đó, khách tham quan còn có dịp phấn khích hơn khi được chứng kiến sự hiện diện của cả nguyên mẫu thử nghiệm của tiêm kích đa năng MiG-144.
Nguồn gốc của chương trình MiG-144 được bắt đầu ngay từ năm 1979, hãng chế tạo máy bay Mikoyan đã trình làng mẫu tiêm kích tàng hình này để đối trọng với F-22 Raptor của Mỹ.
MiG 144 được cho là có áp dụng công nghệ giảm tín hiệu vô tuyến, giúp máy bay tàng hình trước radar đối phương. Năm 2000, MiG 144 bay thử 2 lần và sau đó dự án này bị xếp xó với những lý do không thực sự rõ ràng.
Theo một số nguồn tin quân sự Nga, lý do chính khiến chương trình MiG-144 bị đóng băng là bởi Moskva đã có sự lựa chọn của mình với tiêm kích tàng hình thế hệ 5.
Cụ thể, không quân Nga đã chọn tiêm kích T-50 (ngày nay được hoàn thiện thành Su-57) cho chương trình chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 duy nhất của mình trong cuộc canh tranh với tiêm kích MiG-144 của Mikoyan.
Sở dĩ Nga lạnh nhạt với MiG-144 là do vào thời điểm đó ngân sách hạn hẹp không cho phép Nga đồng thời thực hiện 2 chương trình máy bay tàng hình đầy tốn kém.
Nhưng sau một thời gian dài rơi vào "quên lãng", hãng chế tạo máy bay Mikoyan đã bất ngờ tuyên bố hồi sinh dự án chế tạo tiêm kích thế hệ năm dựa trên nguyên mẫu của MiG-144.
“Đây là phiên bản tiêm kích hạng nhẹ trong tương lai dành cho không quân chiến thuật”, đại diện của tập đoàn chế tại hàng không thống nhất Nga thông báo.
Theo đó, chiến đấu cơ thế hệ 5 do hãng chế tạo máy bay Mikoyan phát triển không dựa theo nguyên mẫu tiêm kích T-50 của tập đoàn Sukhoi mà đi theo nguyên mẫu MiG-144.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự, đây là quyết định đầy mạo hiểm của Mikoyan, bởi không mấy ai dám tin chắc vào một tương lai tươi sáng cho phiên bản mới của MiG-144.
Theo truyền thông Nga, MiG-144 được trang bị 2 động cơ có tính năng điều khiển véc tơ lực đẩy, giúp máy bay có khả năng siêu cơ động, thực hiện được nhiều động tác vô cùng khó mà đối thủ không làm được.
Hệ thống điện tử trên MiG-144 khiến Mỹ và phương Tây cũng phải kính nể. Máy bay được trang bị radar xung Doppler với một ăng ten quét mảng pha điện tử thụ động.
Radar được kết nối với hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép giao chiến với 20 mục tiêu cùng lúc. Theo các chuyên gia quân sự, MiG-144 hoàn toàn có khả năng tấn công tương đương với siêu tiêm kích F-22 Raptor của Mỹ.
Tiêm kích MiG-144 có thể mang 8 tên lửa hiện đại R-77. Ngoài ra một số thông tin cho rằng MiG-144 là máy bay thí nghiệm kỹ thuật tàng hình plasma của Nga.
Theo Bạch Dương/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Tại triển lãm hàng không MAKS 2019, Nga đã gây chú ý bằng việc đưa nguyên mẫu tiêm kích thử nghiệm Su-47 Berkut "Đại bàng vàng" quay trở lại khu trưng bày sau khi vắng bóng tới 12 năm.