Quốc tế

Sự thay đổi trên “sân chơi” công nghiệp toàn cầu

DNVN - Năm 2024 chứng kiến sự định hình của ngành công nghiệp chế tạo toàn cầu qua sự kết hợp của những tiến bộ khoa học công nghệ, sự bất ổn kinh tế, và những thay đổi trong động lực thị trường.

Không phải Trung Quốc, quốc gia có diện tích gấp 23 lần Việt Nam sẽ là người nắm giữ kho 'vàng trắng' lớn nhất thế giới, giá dự kiến siêu rẻ / Hà Lan cam kết sớm chuyển giao tiêm kích F-16 cho Ukraine

Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, việc tập trung vào chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo (AI) và hiệu quả hoạt động đã mang lại triển vọng sáng sủa cho sự tăng trưởng và đổi mới trong công nghiệp chế tạo.

Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Báo cáo thường niên về tình hình chế tạo, do Fictiv phối hợp với Dimensional Research thực hiện, chỉ ra những lo ngại kéo dài về căng thẳng toàn cầu, hoạt động kém hiệu quả và sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Dù gặp nhiều thách thức, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và sản xuất theo yêu cầu (MOD) đã mang lại hiệu quả và hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều áp lực kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến chiến lược phát triển trong năm 2024, bao gồm lạm phát, chính sách lãi suất, nguy cơ suy thoái kinh tế, chi phí lao động tăng và thiếu hụt nhân lực. Đặc biệt, nhiều lãnh đạo lo ngại về suy yếu kinh tế toàn cầu.

Kinh tế thế giới đang trải qua nhiều "điểm nóng" xung đột, chiến tranh thương mại leo thang và sự bất ổn trên nhiều thị trường. Căng thẳng quốc tế ảnh hưởng đến kế hoạch chuỗi cung ứng dài hạn. Nhiều doanh nghiệp lo ngại chiến tranh thương mại sẽ leo thang trong vài năm tới và điều này đã được cân nhắc trong kế hoạch chiến lược. Những lo ngại này có cơ sở khi Nhà Trắng tuyên bố sẽ tăng thuế mạnh với hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ không gây quá nhiều áp lực cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Chỉ 21% trong số các nhà quản lý được khảo sát cho rằng sự không chắc chắn về kết quả bầu cử sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực chế tạo. Nhóm thực hiện báo cáo đã phỏng vấn 178 lãnh đạo trong các lĩnh vực kỹ thuật, chuỗi cung ứng, sản xuất và phát triển sản phẩm thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ thiết bị y tế, robot, ô tô, hàng không vũ trụ đến điện tử tiêu dùng.

Khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng vẫn là ưu tiên hàng đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo toàn cầu. Báo cáo cho thấy việc cải thiện khả năng hiển thị của chuỗi cung ứng và sản xuất đứng đầu danh sách ưu tiên trong năm thứ ba liên tiếp, tiếp theo là khả năng phục hồi và linh hoạt.

Công nghệ và đổi mới đang thay đổi "sân chơi công nghiệp" toàn cầu. Dữ liệu khảo sát năm nay cho thấy 88% số doanh nghiệp được hỏi đã triển khai AI trong hoạt động sản xuất và chuỗi cung ứng của họ.

Các lãnh đạo doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ tầm quan trọng của AI đối với thành công trong tương lai. Các giải pháp AI được triển khai phổ biến trong quản lý chuỗi cung ứng, thiết kế sản phẩm và kiểm soát chất lượng. 78% lãnh đạo tham gia khảo sát dự đoán AI sẽ làm giảm nhu cầu tuyển dụng trong hai năm tới.

Bốn năm sau khi nền kinh tế thế giới trải qua những gián đoạn chưa từng có, các doanh nghiệp trong lĩnh vực chế tạo đang tập trung hơn bao giờ hết vào việc cân bằng giữa đổi mới, lợi nhuận, triển khai AI và các vấn đề liên quan đến năng suất. Để đạt được các mục tiêu doanh thu và chi phí ngày càng khắt khe, mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng cần phải linh hoạt, tìm ra hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa công nghệ để kiến tạo cơ hội phát triển.

Cao Thông
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm