Quốc tế

Sức mạnh khủng khiếp của phi đội máy bay ném bom hạt nhân Ukraine từng sở hữu

Ukraine từng sở hữu phi đội máy bay ném bom hạt nhân cực mạnh, trong đó nổi bật nhất là 19 oanh tạc cơ Tu-160 cùng hàng ngàn tên lửa hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã, nhưng cuối cùng Kiev đã phá hủy hoặc chuyển lại cho Nga.

Tiêm kích thế hệ 6 của Nga buộc Mỹ từ bỏ kế hoạch tái sản xuất F-22 / 3 thế hệ xe tăng nổi tiếng của Nga cùng phô diễn năng lực tác chiến

Trong quá khứ, Ukraine từng sở hữu phi đội máy bay ném bom hạt nhân rất khủng khiếp với các loại oanh tạc cơ tới nay vẫn đang cực kỳ đáng sợ như: Tu-22M, Tu-95MS và Tu-160, tuy nhiên cuối cùng họ đã quyết định xóa sổ phi đội này.

Cuối thập niên 1960, Liên Xô khởi động dự án phát triển oanh tạc cơ chiến lược siêu âm với khả năng mang tên lửa hành trình siêu thanh.

5 năm sau, dự án chuyển đổi thành oanh tạc cơ siêu thanh đa nhiệm với thiết kế cánh cụp cánh xòe, nhằm cạnh tranh với chương trình B-1 Lancer của Mỹ.

Kết quả là Liên Xô sở hữu máy bay Tupoloev Tu-160, oanh tạc cơ siêu thanh có sải cánh và khối lượng rỗng lớn nhất từ trước đến nay đã được chế tạo.

Tính đến năm 2021, đây vẫn là loại máy bay ném bom to và nặng nhất thế giới, cũng như oanh tạc cơ có tốc độ cao nhất hiện nay.

Sau giai đoạn bay thử, dòng oanh tạc cơ này được đưa vào biên chế Trung đoàn Oanh tạc cơ Hạng nặng số 184 thuộc không quân Liên Xô đầu năm 1984, đóng quân tại sân bay Pryluky ở Ukraine, khi đó vẫn là nước cộng hòa trực thuộc Liên Xô.

Tổng cộng 36 chiếc Tu-160 đã được Liên Xô sản xuất tại nhà máy ở thành phố Kazan của Nga, gồm 9 nguyên mẫu thử nghiệm và 27 phi cơ hoàn chỉnh.

Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, trung đoàn Oanh tạc cơ Hạng nặng số 184 đóng tại Pryluky có hai phi đội Tu-160 với tổng cộng 19 máy bay.

Tất cả phi cơ và dàn vũ khí hạt nhân đi kèm đều được chuyển giao cho quân đội Ukraine mới thành lập, sau đó sơn phù hiệu không quân Ukraine.

Ukraine được kế thừa một phần ba kho vũ khí hạt nhân của Liên Xô, tương đương 1.700 đầu đạn. Ngoài phi đội Tu-160, Tu-95MS, Tu-22M và tên lửa hành trình đi kèm, nước này cũng tiếp nhận hàng loạt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa UR-100N và RT-23 Molodets.

Đến năm 1994, Ukraine chấp nhận phá hủy toàn bộ số tên lửa này và tham gia Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân (NPT). Đổi lại Nga và Mỹ phải có trách nhiệm bảo vệ Ukraine trong trường hợp cần thiết.

Những tài liệu giải mật gần đây cho thấy lý do của việc Ukraine dù muốn dù không cũng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân dưới sức ép của Nga và Mỹ. Washington lo ngại một khi Ukraine sở hữu kho vũ khí hạt nhân cực lớn sẽ tác động đến địa chính trị thế giới.

Trong khi Nga thì lại không muốn một "ông lớn hạt nhân" ở ngay sát nách mình, chính vì thế Moscow đã cùng Washington gây sức ép buộc Kiev phải từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Mặt khác lúc này Kiev không có nhu cầu răn đe hạt nhân và cũng không có ngân sách vận hành phi đội Tu-160, khiến những oanh tạc cơ chiến lược này nhanh chóng xuống cấp vì thiếu bảo dưỡng và linh kiện phụ tùng.

Trong khi đó, Nga vẫn duy trì dây chuyền chế tạo Tu-160 với tốc độ cầm chừng, xuất xưởng thêm 6 chiếc. Các phi cơ đều được biên chế cho đơn vị không quân chiến lược đóng tại sân bay Engels ở tỉnh Saratov, tây nam nước Nga.

Năm 1999, không quân chiến lược Nga ở trong trạng thái tồi tệ nhất từ sau khi Liên Xô tan rã. Họ chỉ vận hành 6 chiếc Tu-160, bằng một phần ba phi đội Ukraine sở hữu, trong khi mỗi phi công chỉ được bay hơn 20 giờ mỗi năm.

Các máy bay chiến lược Tu-160, Tu-22M và Tu-95MS rất hiếm khi được triển khai thực hiện nhiệm vụ tuần tra tầm xa.

Nga từng đề xuất mua lại phi đội Tu-160 trong biên chế Ukraine, nhưng hai bên không đạt được thỏa thuận do bất đồng về mức giá và phương thức thanh toán. Kiev muốn bán giá cao bằng tiền mặt, trong khi Moscow lại ép giá và muốn trả bằng khí đốt.

Không đạt được thỏa thuận với Nga do giá quá thấp, đầu năm 1999, Kiev bắt đầu phá dỡ chiếc Tu-160 đầu tiên trước sự bất lực của Moscow. Lúc này dù rất muốn nhưng nền kinh tế của Nga cũng đang rệu rã khiến cho họ không đủ tiền để mua.

Chiến dịch ném bom Nam Tư do NATO tiến hành cùng năm đã cảnh tỉnh và thúc đẩy Moscow khôi phục hoạt động của phi đội oanh tạc cơ chiến lược và nối lại đàm phán với Kiev.

Tháng 10/1999, hai nước ký thỏa thuận tại bán đảo Crimea, theo đó Nga mua 8 oanh tạc cơ Tu-160 trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất của Ukraine.

Số còn lại, Ukraine đưa một chiếc vào bảo tàng, 9 chiếc khác bị tháo dỡ sau đó không lâu, chấm dứt vị thế là quốc gia sở hữu đội oanh tạc cơ Tu-160 hùng hậu nhất thế giới.

Moscow cũng đạt thỏa thuận tương tự với oanh tạc cơ Tu-95MS. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp nhận 22 chiếc, trong khi Ukraine sở hữu 24 máy bay và Kazakhstan có 40 phi cơ.

Phi đội Tu-95MS của Kazakhstan được chuyển cho Nga để đổi lấy hàng loạt tiêm kích chiến thuật. Trong khi đó, Ukraine chuyển 3 chiếc Tu-95MS hiện đại nhất cho Nga và phá hủy số còn lại.

Những chiếc Tu-160 bay từ Pryluky đến Engels trong giai đoạn tháng 11/1999-2/2000. Moscow cũng tiếp nhận thêm 575 tên lửa hành trình hạt nhân Kh-55SM, vũ khí trang bị cho dòng Tu-160 và Tu-95MS, để đổi lấy các khoản giảm nợ khí đốt cho Kiev.

Phi đội Tu-160 Nga tiếp tục được bổ sung trong những năm sau đó, bao gồm cả một phi cơ thử nghiệm được hoán cải thành phiên bản chiến đấu đầy đủ để bàn giao cho không quân Nga.

Đây là quốc gia duy nhất vận hành oanh tạc cơ Tu-160 trên thế giới với 17 chiếc trong biên chế, cùng nhiều biến thể nâng cấp đang được đặt hàng.

Oanh tạc cơ chiến lược Tu-160 được sử dụng rộng rãi trong chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, đóng vai trò bệ phóng tên lửa hành trình tầm xa để tập kích phiến quân.

Nga cũng nâng cấp sâu cho dòng oanh tạc cơ này với biến thể Tu-160M2 được trang bị hệ thống tự vệ tích hợp, thiết bị liên lạc và động cơ đời mới, cùng nhiều vũ khí tối tân. Đây được coi là một trong số ít dòng oanh tạc cơ mạnh nhất thế giới hiện nay.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm