Sức mạnh tên lửa siêu thanh AGM-183A bị nghi ngờ
Dù Mỹ khẳng định tên lửa siêu thanh AGM-183A sở hữu những tính năng hơn hẳn Kinzhal nhưng giới chuyên gia Nga cho rằng sự thật không hẳn như vậy.
Nga sắp trang bị tên lửa diệt hạm “khủng” cho chiến đấu cơ Su-30SM / Tên lửa đạn đạo của Nga có thể thay đổi cán cân sức mạnh
Lần đầu tiên, oanh tạc cơ B-52H của Không quân Mỹ đã mang theo 2 quả tên lửa siêu thanh thực hiện cuộc thử nghiệm. Cuộc diễn tập được thực hiện ngoài khơi bờ biển Nam California.
Khi tham gia thử nghiệm, AGM-183A không mang theo đầu đạn cũng không có nhiên liệu phóng mà chỉ có hệ thống cảm biến để thu thập dữ liệu về tính năng của tên lửa cũng như đánh giá hiệu quả của các thiết bị hỗ trợ bên ngoài.
Chi tiết về kết quả cuộc thử nghiệm không được tiết lộ nhưng Không quân Mỹ cho biết, kết quả thử nghiệm đúng như kỳ vọng. Kết quả này còn cho thấy AGM-183A sở hữu những tính năng hơn hẳn tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga.
Bởi theo các nhà phát triển Mỹ, những thông số trên Kinzhal chỉ tương đương với AGM-48 Skybolt của Mỹ (phát triển cách đây 60 năm) và thua xa AGM-183A hiện nay.
AGM-183A ưu việt hơn Kinzhal ở chỗ nó không đòi hỏi máy bay mang phóng phải leo tới độ cao thật lớn và duy trì vận tốc Mach 2 như Kinzhal mà vẫn dễ dàng đạt tới thông số thiết kế.
Đặc biệt, theo tiết lộ của cố vấn phụ trách mua sắm của Bộ Quốc phòng Mỹ, Will Roper, AGM-183A có tốc độ cực ấn tượng khi nó có thể đạt tối đa gần Mach 20. Như vậy tên lửa siêu thanh Mỹ có tốc độ hơn hẳn Kinzhal khi tên lửa Nga chỉ đạt trên Mach 10.
Những tuyên bố của Mỹ về AGM-183A đã khá rõ ràng nhưng theo giới quân sự Nga, tên lửa siêu thanh Mỹ không chỉ thua kém Kinzhal của Nga trong tầm bắn, mà còn có những trở ngại đáng kể liên quan đến việc máy bay ném bom B-52 hoặc B-1B Lancer sẽ bắt buộc phải trở thành phương tiện mang vũ khí này.
Chiều dài của AGM-183A khoảng 6,5 - 7m và khối lượng của nó xấp xỉ 2 - 2,5 tấn, khiến loại vũ khí này hoàn toàn vô vọng để tích hợp trên tiêm kích, đặc biệt là việc máy bay mang chúng phải tiếp cận gần mục tiêu mới có thể khai hỏa giúp phòng thủ đối phương dễ dàng đánh chặn ngay cả máy bay mang loại đạn này.
Máy bay ném bom của Không quân Mỹ hiện nay đã lỗi thời về mặt kỹ thuật. Nếu tích hợp vũ khí này lên máy bay B-21 đầy hứa hẹn thì trong trường hợp này, Mỹ sẽ không có vũ khí siêu thanh trước năm 2030 - thời điểm Mỹ đưa máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới này đi vào hoạt động.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo