Sững sờ vẻ đẹp dàn "Hổ Mang Chúa" của lực lượng Không quân Việt Nam
Trong biên chế của Không quân Việt Nam, chiến đấu cơ Su-30MK2V mang biệt danh "Hổ Mang Chúa" là loại tiêm kích hiện đại nhất, mới nhất mà chúng ta đang sở hữu.
“Cua Đồng” T-72B1MS của Lào: Hệ thống hỏa lực nhỉnh hơn cả T-90S/SK Việt Nam? / Sức mạnh lựu pháo dã chiến nóng dài M-46 xứng danh "B-52 của Việt Nam"?
Trung đoàn Không quân 935 của Không quân Việt Nam hiện đang đóng tại Sân bay Biên Hoà là một trong những trung đoàn tiêm kích sở hữu dòng chiến đấu cơ Su-30MK2 của Việt Nam hiện tại. Nguồn ảnh: Zingnews.
Để đảm bảo khả năng sẵn sàng chiến đấu, các phi công tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam luôn có lịch bay huấn luyện dày đặc và khoa học. Nguồn ảnh: Zingnews.
Các chuyên gia người nước ngoài cũng thường xuyên có mặt để chia sẻ kinh nghiệm bay, huấn luyện các bài bay nâng cao cho phi công Su-30 của Việt Nam. Nguồn ảnh: Zingnews.
Trước mỗi lần huấn luyện bay, lực lượng công binh lại sử dụng chổi để dọn sạch đường băng, đảm bảo không có bất cứ vật cảnh nào dù là nhỏ nhất. Nguồn ảnh: Zingnews.
Thậm chí từng ngọn cỏ, từng khóm hoa dại cũng đều cần phải nhổ bỏ sạch sẽ. Nguồn ảnh: Zingnews.
Hang ổ nơi các tiêm kích Su-30MK2V của Không quân Việt Nam đóng quân. Nguồn ảnh: Zingnews.
Tại sân bay Biên Hoà, có những bản đồ sơ lược về đường bay, địa hình, sân bay,... được vẽ trực tiếp lên đường băng để phi công tham khảo trước mỗi chuyến bay. Nguồn ảnh: Zingnews.
Tiếng ồn phát ra từ hai động cơ của tiêm kích Su-30MK2V khi nó được khởi động và lăn ra đường băng khiến mọi người đứng gần đều phải bịt tai vì quá lớn. Nguồn ảnh: Zingnews.
Thợ máy kiểm tra kỹ tình trạng của máy bay trước mỗi lần chiến đấu cơ Su-30MK2 cất cánh. Nguồn ảnh: Zingnews.
Sau khi thợ máy kiểm tra, phi công sẽ nhận phương tiện, kiểm tra sơ bộ lần cuối và lăn ra đường băng. Nguồn ảnh: Zingnews.
Trước mỗi ngày bay huấn luyện, luôn có một chuyến bay khí tượng do các phi công dạn dày kinh nghiệm của đơn vị thực hiện để đánh giá điều kiện không khí, khí hậu và tầm nhìn một cách trực quan nhất. Nguồn ảnh: Zingnews.
Sau khi phi công dày dặn kinh nghiệm cho biết điều kiện thời tiết tốt, các chuyến bay tập sẽ được xuất kích. Nguồn ảnh: Zingnews.
Không ít lần, phi công Việt Nam dù đã thành thạo điều khiển tiêm kích Su-30MK2V vẫn được cho bay kèm cùng phi công chuyên gia Nga để học hỏi thêm kinh nghiệm, học hỏi thêm những động tác, những "mánh khoé" để điều khiển tiêm kích Su-30MK2V. Nguồn ảnh: Zingnews.
Tốc độ lớn nhất mà Su-30MK2V đạt được có thể lên tới Mach 2,5 - nghĩa là nhanh gấp 2,5 lần tốc độ âm thanh. Độ cao lớn nhất mà nó có thể vươn tới được lên tới gần 20.000 mét so với mực nước biển. Nguồn ảnh: Zingnews.
Tuy nhiên, bay cao không phải là một vấn đề khó khăn với mọi phi công tiêm kích. Kể cả với các phi công dày kinh nghiệm, bay đêm, bay biển và bay thấp né tránh radar mới là những bài bay khó nhất. Nguồn ảnh: Zingnews.
Phi công Việt Nam bên cạnh phi công chuyên gia Nga được cử sang Việt Nam tham gia công tác huấn luyện. Nguồn ảnh: Zingnews.
Tiêm kích Su-30MK2V của Việt Nam được trang bị hai động cơ phản lực, tầm bay lớn nhất khi vận hành ở độ cao lớn có thể lên tới 3000 km - nghĩa là bay được gần hai vòng Hà Nội - TP HCM. Nguồn ảnh: Zingnews.
Loại chiến đấu cơ hiện đại nhất trong tay Không quân Việt Nam có tổng cộng 12 giá treo vũ khí với khả năng mang theo tối đa 8 tấn bom đạn, tên lửa các loại. Su-30MK2V là phiên bản được cải tiến sâu, tối ưu hoá cho các nhiệm vụ đánh đất, đánh biển nhưng vẫn có thể không chiến như mọi tiêm kích thông thường khác. Nguồn ảnh: Zingnews.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo