Quốc tế

Súng trường: Cuộc đấu khốc liệt trong Chiến tranh Việt Nam

Xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết với tiêu đề trên (tiếp chủ đề về súng bộ binh) của chuyên gia quân sự Nga quen thuộc Ilia Polonski.

Súng trường tấn công mạnh hơn AK-47 và M-16 vừa xuất hiện tại Syria / Tiết lộ “gót chân Asin” của súng trường huyền thoại Nga AK-47

Sung truong: Cuoc dau khoc liet trong Chien tranh Viet Nam

Súng trường trong chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam là một trong những cuộc chiến tranh tàn khốc nhất, nhưng đồng thời, cũng là một trong những trang sử đáng quan tâm nhất trong lịch sử chiến tranh.

Đến tận ngày hôm nay, cuộc chiến tranh này vẫn rất nên được chúng ta (Nga) chú ý bởi vì trên mảnh đất Đông Dương xa xôi đó không chỉ có những người lính Việt Nam và lính Mỹ chiến đấu với nhau, mà còn là một cuộc đối đầu giữa những loại vũ khí được sản xuất tại Liên Xô và tại Mỹ.

Kiểu súng trường tự động (tiểu liên) chủ yếu có trong trang bị của Quân đội Nhân dân Việt Nam và các du kích- Việt Cộng (Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam- tác giả chú thích) là khẩu tiểu liên AK-47 huyền thoại của Liên Xô.

Như đã biết, những người Cộng sản Việt Nam nhận được sự hỗ trợ của Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và các nước khác trong Phe Xã hội Chủ nghĩa.

Còn kiểu súng bộ binh phổ biến nhất của các du kích (Nam) Việt Nam là súng trường Mosin, PPSh, súng tiểu liên MAT-49 của Pháp. Các súng tiểu liên MAT-49 của Pháp là vũ khí chiến lợi phẩm du kích thu được sau khi Quân đội thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam.

Ngay khi người Mỹ trực tiếp can thiệp và hỗ trợ cho chính quyền Nam Việt Nam, quân du kích Việt Cộng bắt đầu có trong tay súng trường bán tự động M1của Mỹ- quân du kích có được súng này từ những người lính Việt Nam Cộng hòa tử trận hoặc bị bắt làm tù binh, ngoài ra, còn nhiều binh sĩ Quân đội Sài Gòn đã mang theo vũ khí chạy sang hàng ngũ quân du kích.

Sung truong: Cuoc dau khoc liet trong Chien tranh Viet Nam
Súng trường bán tự động M1

Đến năm 1965, súng tự động do Bắc Triều Tiên sản xuất bắt đầu xuất hiện trên chiến trường Việt Nam, - đó là phiên bản cải tiến từ AK-47 và được người Mỹ gọi là Type 58 (các tên gọi khác- súng trường tấn công kiểu 58, AK Triều Tiên).

Đúng như tên gọi, kiểu súng này được Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều tiên triển khai sản xuất hàng loạt vào năm 1958 và đến giữa những năm 1960, Type 58 được cung cấp cho Việt Nam, Cuba, cũng như nhiều phong trào khởi nghĩa ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ- Latinh.

Sung truong: Cuoc dau khoc liet trong Chien tranh Viet Nam
Type 58 (AK Triều Tiên)

Nhà sử học Mỹ Max Hastings, tác giả cuốn sách “Chiến tranh Việt Nam”, đã kể lại rằng những khẩu Type-58 của Bắc Triều Tiên đã tỏ ra rất thích hợp với các hoạt động tác chiến trong điều kiện rừng rậm Việt Nam.

Súng Type-58 hầu như không bao giờ bị kẹt đạn, rất dễ sử dụng và bảo trì, một người Việt Nam mới hôm qua còn là nông dân thì đến ngày hôm nay đã có thể nhanh chóng làm chủ và sử dụng loại vũ khí này ở trình độ hoàn hảo.

Trong số các ưu điểm không thể tranh cãi của súng Bắc Triều Tiên- đó là trọng lượng súng không lớn và tốc độ bắn nhanh.

 

Đối với các chiến sỹ du kích Việt Nam, súng trường tấn công (tiểu liên) AK-47 và Type-58 (AK Triều Tiên) trở thành một trợ thủ vô cùng quan trọng trong cuộc chiến với binh lính Quân đội Miền Nam Việt Nam và Mỹ, cũng như với binh sỹ của quân đội các nước đồng minh của Mỹ.

Ngay khi có cơ hội, bộ đội và du kích Việt Nam sẽ vô cùng vui sướng đổi những vũ khí cũ của mình, kể cả M1 để lấy AK-47 Liên Xô hoặc Type-58 Bắc Triều Tiên.

Do trong thời kỳ đầu AK-47 còn tương đối hiếm nên nhà sử học người Mỹ Kevin Dockery có nhận xét rằng súng tiểu liên Liên Xô là loại vũ khí rất có giá trị đối với các chiến sỹ du kích Việt Nam.

Vũ khí Mỹ

Trong khi Liên Xô đã sử dụng thành công súng trường tấn công Kalashnikov (AK-47), Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tìm kiếm những kiểu vũ khí bộ binh có thể được coi là một đối thủ xứng tầm với "Kalash" Liên Xô.

 

Thời gian đầu, Bộ Quốc phòng Mỹ có ý định dừng lại ở súng trường M14- phiên bản cải tiến của khẩu M1 Garand vốn đã “thể hiện mình” rất xuất sắc trong các trận chiến Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Nhưng trọng lượng đến 5,5 kg và chiều dài tới 1,1 mét đã làm cho khẩu súng trường M14 này trở nên quá cồng kềnh khi sử dụng trong rừng rậm Việt Nam. Bởi vì, những người lính Mỹ và lính Việt Nam Cộng hòa thường phải đi qua những khu rừng không thể qua được theo đúng nghĩa đen.

Thêm nữa, súng trường Mỹ còn thua súng Liên Xô về tốc độ bắn và vì các công đoạn bảo dưỡng phức tạp. Và cuối cùng, các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc đã buộc phải thừa nhận thực tế trên.

Bộ Tư lệnh Quân đội Mỹ bắt đầu triển khai “tìm kiếm” một kiểu súng tự động “lý tưởng” có thể đấu ngang ngửa với AK-47 Liên Xô. Sau khi nghiên cứu các đề xuất, Lầu Năm Góc quyết định sử dụng súng trường tự động AR-15 của Công ty sản xuất vũ khí “Colt”.

Các cuộc thử nghiệm đã làm hài lòng giới tướng lĩnh Mỹ và vào năm 1963, một hợp đồng đã được ký kết với nội dung là Công ty Colt cung cấp cho Lục quân Mỹ 104.000 khẩu súng trường AR-15 (ở Mỹ súng này được gọi là M16).

 

Ưu điểm không thể nghi ngờ của khẩu súng trường mới này là tầm bắn (hiệu quả) tăng gấp gần 2 lần (550 mét so với 300 mét của M14), trọng lượng đạn nhỏ hơn và điều đáng ngạc nhiên là trọng lượng của chính súng trường cũng thấp hơn – chỉ 2,8 kg so với 3,8 kg.

Tuy nhiên, khi thử nghiệm cũng đã phát hiện một số nhược điểm- AR-15 phức tạp trong sử dụng và bảo dưỡng, đòi hỏi người lính phải qua một khóa huấn luyện, và súng hay bị kẹt đạn- tỷ lệ so sánh số lần kẹt đạn của M16 lớn hơn nhiều so với AK-47 và phiên bản AK-47 Bắc Triều Tiên.

Và nữa, khi Quân đội Mỹ bắt đầu sử dụng M16 tại Việt Nam, gần như ngay lập tức họ đã phát hiện ra rằng nó hoàn toàn vô dụng trong điều kiện khí hậu của Đông Dương.

Thường thường, chỉ sau một phát bắn duy nhất, vỏ đạn đã bị kẹt trong buồng đạn, phải lau lại nòng súng. Năm 1966, các sỹ quan thanh tra Mỹ đã phát hiện ra rằng cứ 7 khẩu M16 thì có một khẩu gặp sự cố.

Tuy nhiên, giới lãnh đạo Mỹ vì muốn trốn tránh trách nhiệm nên đã đổ lỗi cho chính những người lính vì các sự cố hỏng hóc với M16 – đại loại là vì binh sỹ đã không chịu lau súng cẩn thận nên nên mới phát sinh hỏng hóc.

 

Tuy nhiên, không chỉ có những người lính bộ binh, mà ngay cả lính thủy đánh bộ và lính biệt kích Mỹ cũng gặp khó khi sử dụng AR-15.

Các cựu chiến binh (Mỹ) trong Chiến tranh Việt Nam kể lại rằng khẩu súng trường này quả thực là một cơn ác mộng, và không phải cứ 7 khẩu thì mới có một khẩu hỏng, mà có tới 75% tất cả M16 được trang bị cho những đơn vị Mỹ trực tiếp tham chiến tại Việt Nam gặp sự cố.

Bằng chứng rõ ràng nhất về sự “yếu kém” của M16 trong Chiến tranh Việt Nam là thái độ “rất tiêu cực” đối với kiểu súng này của chính các du kích quân Việt Cộng- họ không hề thích đánh nhau bằng các khẩu súng trường Mỹ chiến lợi phẩm và ngay khi có cơ hội, sẵn sàng đổi chúng lấy AK-47 ngay lập tức.

Tuy vậy, giới lãnh đạo Mỹ vẫn ngoan cố bác bỏ mọi chỉ trích súng trường tấn công M16.

Và những người lính Mỹ vẫn tiếp tục sử dụng M16, - một loại vũ khí bộ binh sẽ là rất tuyệt vời nếu như được sử dụng trong cho các điều kiện khí hậu khác, nhưng trong điều kiện khí hậu Đông Dương thì chúng không thể cạnh tranh nổi với AK-47 Liên Xô.

 

Không còn nghi ngờ gì nữa- những tổn thất lớn về sinh mạng của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam ở một mức độ nào đó là kết quả của việc sử dụng súng bộ binh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm