Quốc tế

Tiết lộ “gót chân Asin” của súng trường huyền thoại Nga AK-47

AK-47 được coi là một biểu tượng trong quân sự, một loại vũ khí làm thay đổi bộ mặt chiến tranh nhưng lại có 3 nhược điểm khó khắc phục.

Trực thăng tuần tra Nga chỉ có súng AK-47, không có súng máy hạng nặng, vì sao? / 20 điều ít biết về khẩu AK-47 và “cha đẻ” của nó

Với tuổi đời hơn 70 năm và phục vụ trong quân đội hơn 55 quốc gia trên thế giới, súng trường tấn công AK-47 được coi là một biểu tượng trong quân sự, một loại vũ khí làm thay đổi bộ mặt chiến tranh. Tuy nhiên loại vũ khí này cũng có những nhược điểm khó có thể khắc phục.

tiet lo
Súng trường AK-47. Ảnh:Worldguns.

AK là súng trường phổ biến nhất trên thế giới, với 100 triệu chiếc đang lưu hành tại 55 quốc gia. Đây là loại vũ khí có độ tin cậy cao và dễ sản xuất. Không chỉ được sử dụng trong quân đội, mà vũ khí này cũng được tìm thấy trong tay của các nhóm phiến quân, các băng đảng tội phạm hay các tay súng tự do.

Độ giật

Xét về đặc điểm này, AK-47 phải chịu thua trước các đối thủ chính là súng trường AR-15 của Mỹ và H&K 416 của Đức do có độ giật lớn hơn nhiều. Trong chiến tranh, độ giật thấp có thể giúp tiết kiệm được vài giây quan trọng. Nói một cách đơn giản, người sử dụng không cần phải điều chỉnh lại vũ khí vì thế có thể bắn liên tiếp vào cùng một điểm trên mục tiêu.

“AR-15 có độ giật thấp hơn nhiều so với AK. Cú giật chỉ xảy ra tại điểm tì ở vai bên phải, điều này đồng nghĩa với việc súng trường không dao động nhiều ở tay cầm khi nhắm bắn. Về cơ bản, AR-15 vẫn ở nguyên vị trí bắn trong mọi thời điểm, vì thế nó có thể bắn nhiều phát vào một mục tiêu”, Russia Beyond trích dẫn lời của một nhân viên thực thi pháp luật không tiết lộ danh tính cho biết. Theo người này, độ giật lớn là một thiếu sót quan trọng của AK so với các đối thủ.

Khả năng tùy chỉnh

 

“Sẽ tốt hơn để điều chỉnh vũ khí của bạn trước khi thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, AK-47 ít có khả năng tùy chỉnh như AR-15. Việc điều chỉnh báng súng, tay cầm, tầm ngắn và mọi bộ phận khác của súng trường nước ngoài đều tốt hơn rất nhiều so với súng trường của chúng tôi. Vì thế chúng tôi phải thích nghi với những gì chúng tôi có”, vị quan chức trên cho biết.

Bộ phận quan trọng cần phải điều chỉnh là cò súng. “Cơ chế hoạt động của cò súng giống bộ ly hợp trong xe ô tô. Cò súng càng nhạy với các hành động của người sử dụng thì khẩu súng đó lại càng có hiệu quả cao trong chiến đấu”, ông giải thích thêm. Trong khi đó, điểm cộng cho tính năng của AR-15 là người dùng có thể tùy chỉnh nhiều bộ phận và thiết lập độ nhạy của cò súng theo sở thích.

Độ chính xác

Về độ chính xác, các đối thủ nước ngoài của AK-47 cũng vượt xa loại súng trường do Nga sản xuất này. “Eugene Stoner – nhà chế tạo vũ khí của Mỹ, cha đẻ súng trường M16, đã kéo dài nòng súng của ông khiến nó trở nên chính xác hơn khi nhắm bắn ở khoảng cách xa. Ông cũng lựa chọn hộp chứa loại đạn cỡ nhỏ nhằm cải thiện hơn nữa độ chính xác (đạn dùng cho M16 có cỡ 5,56mm trong khi của AK-47 là 7,62mm). Người Nga sau đó cũng làm theo, nhưng phải mãi đến những năm 1970 và với loại súng trường AK-74”, Russia Beyond dẫn lời Vad Vadim Kozyulin, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự Nga cho biết.

Ông Kozyulin cũng mô tả cách thức làm thể nào để viên đạn có trọng lượng nhẹ của M16 bay ra ngoài với vận tốc 900m/giây mà không mất đi động năng. Thông thường đạnsẽmất đi động năngchết người khi bay xuyên qua chất lỏng hay các vật chất có "độ đặc" cao. Theo quan điểm của chuyên gia này, khi nói đến các cuộc tấn công tầm xa, súng trường của Mỹ luôn được ưu tiên sử dụng. Các lực lượng đặc nhiệm cũng đồng tình với quan điểm này.

“Khi bắn ở tầm xa (từ 600 đến 700m), chúng tôi thường sử dụng súng bắn tỉa dựa trên nền tảng AR-15. Lý do rất đơn giản: Nga không sản xuất các loại vũ khí cao cấp cho phép các lực lượng đặc nhiệm làm nhiệm vụ tại những khoảng cách như vậy”, Russia Beyond dẫn một nguồn tin cho biết.

 

Ngoại trừ những ngược điểm trên, AK-47 của Nga có nhiều tính năng vượt trội giúp loại vũ khí này có được danh tiếng và thành tích đáng nể trên toàn thế giới.

Vũ khí - Khí tài

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm