T-90 Việt Nam, tàu ngầm Kilo... sẽ “gây bão” ở châu Á Thái Bình Dương trong năm 2020
Năm 2020, khu vực châu Á Thái Bình Dương được dự đoán sẽ trở thành điểm nóng mới với nhiều loại vũ khí mới, hiện đại cực kỳ nguy hiểm được biên chế mới với số lượng lớn ở các quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Philippines.
"Choáng ngợp" về sức mạnh ngư lôi chính của tàu ngầm Kilo Hải quân Việt Nam / Ngạc nhiên: Tàu ngầm Ai Cập phóng được tên lửa diệt hạm Trung Quốc khi đang lặn
Một trong những loại vũ khí mới đang "lấn sân" sang khu vực châu Á Thái Bình Dương chính là tổ hợp tên lửa chống hạm BrahMos do Ấn Độ thiết kế. Nguồn ảnh: QQ.
Theo thông tin được Ấn Độ đăng tải, nước này sẽ bắt đầu bán những quả tên lửa BrahMos đầu tiên sang Philippines vào năm 2020 này và đưa loại siêu tên lửa chống hạm này xuất hiện trên bàn cờ châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: QQ.
Năm 2020 cũng là thời điểm dự kiến các khu trục hạm lớp Maya của Nhật Bản bắt đầu được đưa vào biên chế. Đây là lớp khu trục hạm Aegis hiện đại nhất khu vực cho tới thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, Nhật Bản chỉ dự kiến đóng mới tổng cộng hai khu trục hạm loại này - số lượng được cho là không đủ để có thể diễn ra một cuộc "chạy đua" trên biển với Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Dưới lòng đại dương, các tàu ngầm lớp Kilo 636.3 đã bắt đầu được Nga biên chế chiếc đầu tiên vào Hạm đội Thái Bình Dương ngay trong những ngày cuối cùng của năm 2019. Nguồn ảnh: QQ.
Việc đưa phiên bản mạnh nhất của lớp tàu ngầm Kilo ra biển Thái Bình Dương được cho là động thái khiến khu vực biển này nóng lên hơn bao giờ hết khi mà mọi phiên bản thấp cấp hơn của tàu Kilo vốn cũng đã hiện diện tại đây. Nguồn ảnh: QQ.
Với Mỹ, nước này sẽ tiếp tục hạ thuỷ tàu sân bay thứ hai được đóng theo lớp Gerald R. Ford. Trong năm 2020, Mỹ cũng sẽ dự kiến hoàn thiện được chiếc tàu sân bay thế hệ mới đầu tiên được đặt tên theo lớp Ford. Nguồn ảnh: QQ.
Với việc đưa siêu tàu sân bay ra Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ sẽ thách thức sự bành trướng về quân sự của Nga và Trung Quốc ở vùng biển này trong năm nay. Nguồn ảnh: QQ.
Trên bộ, các loại lựu pháo tự hành K9 Thunder của Hàn Quốc hứa hẹn sẽ tiếp tục làm mưa làm gió, giữ vững vị thế là loại pháo tự hành mạnh nhất châu Á trong thời điểm hiện tại. Nguồn ảnh: QQ.
Không chỉ gia tăng số lượng trong biên chế quân đội Hàn Quốc, pháo tự hành K9 Thunder còn dự kiến sẽ sớm được xuất khẩu cho một vài quốc gia khác trong khu vực. Nguồn ảnh: QQ.
Với sự góp mặt của Việt Nam và Nga ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xe tăng T-90 các phiên bản cũng được coi là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc vũ trang cho các quốc gia thuộc khu vực này. Nguồn ảnh: QQ.
Cách đây ít ngày, Sputnik thậm chí còn "úp mở" việc Việt Nam sẽ mua thêm một số lượng lớn xe tăng chủ lực T-90 trong tương lai, khi đó, có thể khẳng định rằng lực lượng xe tăng của ta sẽ có quân số và độ hiện đại hàng đầu khu vực. Nguồn ảnh: QQ.
Trên không, một loạt các loại chiến đấu cơ thế hệ mới dự kiến sẽ trở thành nhân tố "mẫu mực" trong cuộc chạy đua vũ trang ở khu vực châu Á Thái Bình Dương trong năm nay. Đầu tiên là với JF-17 Thunderbolt. Nguồn ảnh: QQ.
Loại chiến đấu cơ này hiện đã được thử nghiệm hoàn thiện phiên bản Block 3 và dự kiến trong năm 2000, nó sẽ trở thành nhân tố hứa hẹn tạo ra khác biệt cho các lực lượng không quân nhỏ ở châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: QQ.
Không thể không kể đến tiêm kích thế hệ năm Su-57, loại chiến đấu cơ hiện đại nhất trong biên chế không quân Nga hiện nay và được coi là một trong đối trọng của F-35 ở châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: QQ.
Theo thông tin được truyền thông Nga đăng tải, dù có khá nhiều trở ngại về mặt kinh phí, tuy nhiên năm 2020 này, Nga sẽ chính thức bắt đầu khởi động dây chuyền lắp ráp tiêm kích Su-57 ở quy mô lớn. Nguồn ảnh: QQ.
Cuối cùng là chiến đấu cơ F-35, nhân tố được coi là "khởi nguồn" cho cuộc chạy đua vũ trang ở cả trên không, trên bộ lẫn trên biển ở châu Á Thái Bình Dương. Nguồn ảnh: QQ.
Hiện tại ở khu vực, chỉ có duy nhất Nhật Bản và Hàn Quốc đang sở hữu loại chiến đấu cơ này. Tuy nhiên quân số F-35 của hai nước này lên tới trên 200 chiếc, đủ để thách thức mọi cường quốc khác trong khu vực. Nguồn ảnh: QQ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo