Tại sao không quân Mỹ lại sử dụng trực thăng tấn công Mi-24 của Nga?
"Trực thăng tấn công Mi-24, nhờ kích thước, hỏa lực và khả năng cơ động phòng thủ, tạo thành một mối đe dọa, một lực lượng đối lập thực tế, khác biệt và đáng tin cậy", không quân Mỹ tuyên bố.
Mỹ tích hợp động cơ trực thăng King Stallion cho Chinook / Đức hủy thầu mua máy bay trực thăng hạng nặng
Theo Warisboring, một phi đội trực thăng cứu hộ của không quân Mỹ vào tháng 11/2019 đã thực hiện các cuộc diễn tập chống lại một kẻ thù đáng sợ: Trực thăng tấn công Mil Mi-24 Hind do Liên Xô thiết kế.
Cuộc tập trận ở Căn cứ Không quân Davis-Monthan ở Arizona đã giúp chuẩn bị cho Phi đội Cứu hộ số 55 thường trú của căn cứ các khả năng có thể liên quan đến việc trực thăng-đấu-trực thăng.
Hai chiếc Mi-24 được triển khai tới Davis-Monthan để tham gia đợt huấn luyện. Các bức ảnh chính thức của Lực lượng Không quân Mỹ mô tả những chiếc “chiến hạm hạng nặng, hai chỗ ngồi bay thấp trên sa mạc và sử dụng chung nhà chứa máy bay với một trong những trực thăng cứu hộ Sikorsky HH-60G Pave Hawk của Phi đội cứu hộ số 55”.
Lực lượng Mỹ đã sở hữu và thuê trực thăng Mi-24 Hind ít nhất là từ đầu những năm 1990, khi Liên Xô sụp đổ khiến việc mua trực thăng trở nên dễ dàng hơn. Hai chiếc Mi-24 thuộc sở hữu quân sự được cho là đang trú đóng tại Căn cứ Không quân Nellis ở California.
Hai chiếc nữa, bao gồm một chiếc Mi-24D trước đây của Bulgaria, thuộc công ty VTS Aviation LLC và System Studies & Simulation, Inc. có trụ sở tại Huntsville, Alabama. Chiếc này đã từng là vật trưng bày trong bảo tàng.
Phóng viên Tom Demerly của tạp chí The Aviationist tuyên bố những chiếc Mi-24 ở Arizona là của VTS. Những chiếc Hind, giống như nhiều máy bay trực thăng do Liên Xô thiết kế, có khả năng thực hiện cả nhiệm vụ không đối đất và không đối không.
Ở chế độ không đối không, Mi-24 Hind có thể sử dụng pháo gắn ở mũi và tên lửa không điều khiển và có điều khiển để tấn công trực thăng của đối phương. Việc một máy bay trực thăng tấn công một máy bay trực thăng khác được cho là dễ dàng hơn so với máy bay chiến đấu siêu âm, vì tốc độ cao có thể khiến phi công khó có được hình ảnh rõ ràng trước khi anh ta bay qua nơi có trực thăng.
Chính vì lý do đó mà Không quân Mỹ đã chỉ định các máy bay phản lực tấn công cận âm A-10 hộ tống trực thăng cứu hộ và bảo vệ chúng khỏi các trực thăng tiến công của kẻ thù. Máy bay A-10 bay chậm có lẽ là “sát thủ trực thăng” tốt hơn tiêm kích F-16 bay nhanh. Mi-24Hind có thể là một sát thủ trực thăng thậm chí còn tốt hơn.
“Đây là lần đầu tiên khóa huấn luyện này được thực hiện tại Căn cứ Không quân Nellis,” Đại úy Kurt Wallin, chỉ huy bay Phi đội cứu hộ số 55, nói với một phóng viên.
“Đây là một bước tiến lớn mà chúng tôi đã thực hiện để nâng cao khả năng huấn luyện của mình vì đây là lần đầu tiên chúng tôi huấn luyện mà không dùng trực thăng HH-60G Pave Hawk đấu với trực thăng HH-60G.Khóa huấn luyện này cho phép chúng tôi thấy khả năng của các máy bay khác so với máy bay của chúng tôi, đồng thời cải thiện các chiến thuật và quy trình của chính chúng tôi".
HH-60G Pave Hawk của Phi đội cứu hộ số 55 là biến thể của trực thăng tiện ích UH-60 Blackhawk cơ bản của Quân đội Mỹ. HH-60G có các cảm biến bổ sung, một đầu dò tiếp nhiên liệu trên không và giá treo cho súng máy hạng nặng.
Khoảng 100 chiếc Pave Hawks của Lực lượng Không quân Mỹ vận chuyển những người nhảydù cứu hộ trong các nhiệm vụ tìm kiếm các phi công bị bắn rơi và các binh sĩ mắc kẹt, đồng thời vận chuyển những người bị thương từ các chiến trường nguy hiểm.
Pave Hawks trong nhiều năm đã bay chiến đấu ở Trung Đông và Afghanistan. Trong khi phi hành đoàn của họ phải đối mặt với hỏa lực mặt đất, thời tiết và địa hình nguy hiểm, họ không phải giáp chiến với các trực thăng vũ trang thù địch.
Điều đó có thể thay đổi trong trường hợp Mỹ tham chiến với một kẻ thù công nghệ cao.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Trực thăng Mi-24 Hind.