Tại sao Mỹ gọi MiG-29SMT của Nga là “quái vật”?
Trang bị radar hiện đại, tầm bay xa, đặc biệt là việc có thể đáp ứng đầy đủ nhiệm vụ không đối không, không đối đất, chuyên gia Mỹ đã gọi MiG-29SMT là “quái vật”, là “F-16 của Nga”.
S-350, Sosna sắp vào “siêu thị tên lửa Nga”, Việt Nam chọn cái nào? / CLIP: Hé lộ lời cuối của phi công F-35A Nhật Bản trước khi máy bay rơi
Trong một bài viết mới đây đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia quân sự Mỹ Mark Episkopos đã dùng những "mỹ từ" ca ngợi sức mạnh của máy bay tiêm kích MiG-29SMT sau khi xem những thước phim chiếc MiG thể hiện trong cuộc tập trận ở Astrakhan. Nguồn ảnh: Sputnik
Theo đó, vị chuyên gia quân sự kỳ cựu của National Interest gọi tiêm kích hiện đại hóa MiG-29SMT là "F-16 của Nga" hay "con quái vật". Vị này cho rằng, MiG-29 ban đầu được phát triển như một biện pháp đối phó F-16, nhưng dần đần nó lại trở thành máy bay đa năng với bộ vũ khí không đối đất đáng sợ. Nguồn ảnh: Airliners.net
Thật vậy, máy bay MiG-29SMT là gói nâng cấp lớn dành cho thế hệ đời đầu MiG-29 được phát triển từ giữa những năm 2000 có sử dụng một số công nghệ của biến thể MiG-29M (hay còn gọi là MiG-33) được phát triển từ giữa những năm 1980 tới 1990. Nguồn ảnh: Airliners.net
MiG-29SMT đã khắc phục được một loạt nhược điểm của thế hệ đầu MiG-29 gồm: tầm bay (xa hơn), tải trọng vũ khí (lớn hơn) và khả năng mang vũ khí thông minh cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Nguồn ảnh: Airliners.net
Được thiết kế dựa trên khung sườn cũ nên giải pháp tối ưu nhằm tăng tầm bay cho MiG-29SMT là việc nhà thiết kế đã lắp đặt thêm thùng nhiên liệu bổ sung trên lưng máy bay – nhìn giống như “lưng gù”. Việc này giúp máy bay đạt phạm vi hoạt động tới 2.100km chỉ với nhiên liệu bên trong. Nguồn ảnh: Airliners.net
Buồng lái MiG-29SMT được hiện đại hóa với đặc điểm rõ nhất là xuất hiện của 2 màn hình màu LCD 6x8in hiển thị thông tin tình trạng bay, vũ khí… Nguồn ảnh: Airliners.net
Về "trái tim" của đôi cánh chiến thắng, MiG-29SMT vẫn xuất hiện với loại động cơ xả khói đen mù mịt nhưng có sức mạnh khác hẳn thế hệ trước. Hiện nó được lắp cặp động cơ turbofan RD-33 series 3 có thời gian sử dụng tăng thêm 2.000 giờ so với nguyên bản, đặc biệt là tích hợp vòi phun có thể chỉnh hướng. Nguồn ảnh: Airliners.net
Động cơ mới cung cấp lực đẩy khô lên tới 8.300kgf mỗi chiếc đảm bảo tốc độ bay cực đại 1.500km/h ở trần bay thấp và lên tới 2.400km/h ở trần bay cao. Vận tốc leo cao tới 330m/s, trần bay 18.000m không thua kém gì các tiêm kích của phương Tây. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tầm bay của MiG-29SMT đạt 1.800km mà không cần mang thùng dầu phụ, tăng lên 2.400km với một thùng dầu phụ, đến 3.000km với 3 thùng nhiên liệu và tối đa 5.000km với một lần tiếp nhiên liệu trên không. Nguồn ảnh: Airliners.net
Nâng cấp mạnh nhất đưa MiG-29SMT trở thành “tiêm kích quái vật nguy hiểm” là việc nó tích hợp radar mạng pha Zhuk-M tiến bộ xử lý tín hiệu và đạt tầm trinh sát tới 120km trong chế độ không đối không (có thể theo dõi 10 mục tiêu cùng lúc và tham chiến với 4 mục tiêu) hoặc 300km với chế độ không đối hải phát hiện mục tiêu kích cỡ tương đương tàu khu trục hoặc 25km với chế độ không đối đất phát hiện mục tiêu xe tăng. Nguồn ảnh: Airliners.net
Việc nâng cấp ở hệ thống điện tử đem lại cho MiG-29SMT khả năng mang vác hầu hết vũ khí chính xác cao của nước Nga. Khác với thế hệ trước, MiG-29SMT giờ đây có thể mang tên lửa đối không tầm trung - xa dẫn đường bằng radar chủ động R-77, tên lửa không đối đất Kh-29T/TE, tên lửa chống tàu siêu thanh Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P và các loại bom có điều khiển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đặc biệt, tải trọng vũ khí của MiG-29SMT đã tăng từ 3,5 tấn (biến thể đầu) lên tới 4,5 tấn với 7 giá treo (6 trên cánh và 1 dưới bụng thường lắp thùng dầu phụ). Nguồn ảnh: wallpaper
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo