Quốc tế

Tại sao NATO phải 'khiếp sợ' tên lửa S-400 của Nga?

S-400 do Nga chế tạo hiện đang là một mặt hàng khá "hot" khi cả Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đều sẵn sàng đối diện với các lệnh trừng phạt của Mỹ để sở hữu bằng được hệ thống tên lửa này.

Australia quyết định cùng Mỹ phát triển vũ khí siêu thanh / Mỹ và Trung Quốc thống trị thị trường vũ khí 2019

S-400 Triumf đã phải vượt qua một chu kỳ phát triển đầy khó khăn để trở thành một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa hàng đầu thế giới và là sản phẩm xuất khẩu quan trọng của Nga.

Năm 2017, S-400 được tờ The Economist mô tả là "một trong những hệ thống phòng không tốt nhất hiện nay”. Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cũng xếp S-400 "là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất đến thời điểm hiện tại”.

S-400 ra đời bắt đầu từ một dự án hiện đại hóa hệ thống tên lửa tiên tiến S-300 tiền nhiệm. Đầu những năm 1990, Nga thiết kế S-300PMU-3 trên nền tảng S-300 ban đầu nhưng được trang bị thêm các tên lửa mới giúp cải thiện hiệu suất chiến đấu và cho phép nó thực hiện được các vai trò mới.

Tuy nhiên, cũng như nhiều dự án khí tài quân sự những năm 1990, Nga phải vật lộn mới huy động được nguồn vốn cho S-300PMU-3 sau khi Liên Xô sụp đổ. Hệ thống này lại gặp phải những rắc rối kỹ thuật nhiều hơn nữa vào đầu những năm 2000 trong bối cảnh xuất hiện lo ngại cho rằng hiệu suất của S-300PMU-3 đang bị tác động bởi các cấu phần cũ từ S-300P những năm 1970.

Chính vì vậy, Moscow đã quay sang phát triển S-400 và các đơn vị đầu tiên bắt đầu được Nga đưa vào sử dụng vào năm 2007.

Tại sao NATO phải khiếp sợ tên lửa S-400 của Nga? - Ảnh 1.

Iraq, Ai Cập, Qatar và Ả Rập Xê Út là những nước đang bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hệ thống S-400 của Nga. Ảnh: RT

Cấu hình tiêu chuẩn của một hệ thống S-400 gồm tổ hợp điều khiển 30K6E, trong đó có đài chỉ huy 55K6E với những thiết bị hiện đại như máy tính kỹ thuật số, phương tiện truyền dữ liệu, hệ thống trắc địa… cùng 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không và tổ hợp kỹ thuật 30S6E.

S-400 thể hiện một bước nhảy vọt về hiệu suất và khả năng tác chiến so với các mẫu S-300 trước đó.

Ưu điểm đầu tiên phải kể tới đó là S-400 linh hoạt hơn hẳn so với phiên bản tiền nhiệm: Cũng là một hệ thống phòng không tầm xa như S-300 nhưng S-400 được trang bị 4 loại tên lửa khác nhau nhằm đáp ứng nhiều vai trò chiến đấu: Tên lửa 40N6E tầm cực xa (400 km), tên lửa 48N6 tầm xa (250 km), 9M96E2 tầm trung (120 km) và 9M96E tầm ngắn (40 km).

Thứ hai, các tên lửa trang bị cho S-400 đều được bổ sung những tính năng mới quan trọng, trong đó có hệ thống chống tác chiến điện tử, các thiết bị cập nhật về khả năng theo dõi/ngắm bắn mục nhằm đối phó với công nghệ máy bay chiến đấu tàng hình.

Để chống trả các mối đe dọa ngày càng tăng từ máy bay không người lái (UAV), S-400 được thiết kế có khả năng tấn công đồng thời tới 80 mục tiêu và 160 tên lửa dẫn đường. Không giống như phiên bản tiền nhiệm S-300, S-400 vẫn chưa xuất hiện bất kỳ biến thể phái sinh nào.

 

Trong thập kỷ qua, Nga đã rất thành công trong việc ký kết hàng loạt hợp đồng xuất khẩu S-400 lớn. Những khách hàng tiên phong gồm có Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Ngoài ra, Iraq, Ai Cập, Qatar và Ả Rập Xê Út cũng nằm trong danh sách các nước đang bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hệ thống này thời gian gần đây.

Hiện nay, đang có khoảng 56 tiểu đoàn hoặc 25 trung đoàn S-400 đang phục vụ ở khắp năm quân khu của Nga. Chưa rõ Quân đội Nga sẽ mua thêm bao nhiêu hệ thống S-400 nữa cho lực lượng vũ trang của mình cũng như tốc độ đưa vào biên chế sẽ như thế nào.

Xét về mặt kỹ thuật, trong những năm tới đây, S-400 sẽ được thay thế bởi S-500 nhưng rõ ràng Điện Kremlin chưa hề có ý định loại biên S-400 sớm. Thay vào đó, S-400 vẫn được triển khai hoạt động song hành với S-500 trong nhiều thập kỷ tới.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm