Australia quyết định cùng Mỹ phát triển vũ khí siêu thanh
HIMARS sẽ giúp Mỹ thay đổi cán cân sức mạnh ở châu Âu? / Trực thăng MH-60R Ấn Độ mua của Mỹ khủng đến mức nào?
Các mối đe dọa từ từ các nước bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc được Australia coi là một trong những đối thủ chính, đang buộc Bộ Quốc phòng Australiaphải nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh của riêng mình. Trong nhiệm vụ khó khăn này, Lầu Năm Góc được cho là sẽ đứng ra hỗ trợ Australia.
Mỹ sẽ giúp Australia phát triển vũ khí siêu thanh. |
Gần đây đã có thông tin cho rằng,Mỹ và Australia sẽ cùng nghiên cứu và phát triển một tên lửa siêu thanh với loại động cơ phản lực. Họ đã cùng ký thỏa thuận phát triển loại vũ khí này, dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Được biết, việc phát triển tên lửa siêu thanh sẽ được thực hiện trong khuôn khổ dự án SCIFiRE (Southern Cross Integrated Flight Research Experiment). Dự án này sẽ tạo ra một số nguyên mẫu của đầu đạn siêu thanh.
Dự án này sẽ rất quan trọng đối với tương lai của việc nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu thanh. Nếu dự án này thành công đảm bảo rằng, khả năng tác chiến cũng như chiến đấu củaMỹ và Australia sẽ tăng đáng kể và có thế dẫn đầu thế giới”, ông Michael Kratsios, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách nghiên cứu và phát triển cho biết.
Hiện nay, quân đội của một số quốc gia trên thế giới đang rất quan tâm đến việc phát triển các loại vũ khí siêu thanh thuộc nhiều loại khác nhau. Các quốc gia này đều tin rằng, vũ khí siêu thanh sẽ giúp quân đội các nước này thực hiện các cuộc tấn công có độ chính xác cao vào các mục tiêu của đối phương và vượt qua hệ thống phòng không của đối phương một cách hiệu quả.
Là một phần của dự án SCIFiRE, Mỹ vàAustraliasẽ thiết kế một tên lửa siêu thanh với động cơ phản lực, lắp ráp chúng thành một số nguyên mẫu đầy đủ và tiến hành các chuyến bay thử nghiệm.
Một trong những yêu cầu chính của quân đội Australia đối với vũ khí siêu thanh mới là tầm bắn và chi phí phát triển phải thấp. Các chi tiết khác về các công nghệ được sử dụng trong tên lửa không được tiết lộ. Khi thực hiện dự án SCIFiRE, dự án sẽ sử dụng các phát triển do các chuyên gia Úc thực hiện trong khuôn khổ chương trình HIFiRE.
Chương trình HIFiRE đã thực hiện một số vụ phóng thử tên lửa thành công. Tên lửa được phát triển theo chương trình HIFiRE được thực hiện theo hai giai đoạn. Giai đoạn thứ hai của tên lửa được trang bị động cơ phản lực siêu thanh. Trong một số lần phóng thử nghiệm, loại tên lửa này cho thấy khả năng bay siêu thanh ổn định với tốc độ khoảng 7,5 Mach.
Điều đáng chú ý là việc Mỹ giúp đỡ Australia thực hiện chương trình này. Nên nhớ rằng, Mỹ hiện tại chưa trang bị vũ khí siêu thanh. Các sản phẩm siêu thanh của họ chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm mới nhất của Mỹ được tiến hành đối với tên lửa siêu thanh AGM-183A ARRW vào tháng 8/2020.
End of content
Không có tin nào tiếp theo