Quốc tế

Tại sao NATO vui mừng khi Nga bỏ siêu tiêm kích MiG-31M?

Sau khi Liên Xô sụp đổ, khó khăn kinh tế buộc Nga cắt giảm nhiều chương trình quốc phòng, trong đó có việc sản xuất hàng loạt tiêm kích đánh chặn MiG-31M.

Tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng siêu bí mật của Pháp / Không quân Mỹ âm thầm thừa nhận: Tiêm kích tàng hình F-35 đã thất bại

Theo các chuyên gia của Tạp chí Military Watch, việc chế tạo MiG-31M có thể cung cấp cho Nga loại máy bay đánh chặn có mức độ sẵn sàng chiến đấu cao nhất trên thế giới, mặc dù thiếu các khả năng của tiêm kích thế hệ thứ năm, nhưng vẫn đủ đặt ra một thách thức nghiêm trọng đối với ưu thế trên không của chiến đấu cơ tàng hình.

Như đã biết, MiG-31 Foxhound là tiêm kích đầu tiên của Liên Xô được phân loại thuộc thế hệ thứ tư và trong hai thập kỷ vẫn là máy bay duy nhất thuộc loại này được trang bị radar mảng pha quét chủ động cho đến khi chiếc F-2 xuất hiện vào năm 2002 ở Nhật Bản và F-22 trong năm 2005 tại Hoa Kỳ.

Phiên bản MiG-31M được đánh giá đã mở rộng đáng kể khả năng của chiếc máy bay tiền nhiệm, mặc dù dữ liệu đầy đủ về mọi đặc điểm của nó vẫn chưa được công bố. Khối lượng của MiG-31 xấp xỉ 41.000 kg, trong khi MiG-31M nặng hơn và có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 50.000 kg.

Tai sao NATO vui mung khi Nga bo sieu tiem kich MiG-31M?
Nga đã phát triển phiên bản tiêm kích đánh chặn MiG-31M cực mạnh

MiG-31M lắp đặt động cơ mới mạnh hơn và hiệu quả hơn - đó là loại D-30F-6M nâng cấp. Bên cạnh đó, chúng được đưa đến một khoảng cách xa hơn so với trục dọc của máy bay.

Thiết kế buồng lái của MiG-31M cũng đã trải qua những thay đổi - diện tích kính được tăng lên. Máy bay cũng nhận được các khoang nửa lõm ở bề mặt dưới của thân để chứa các tên lửa không đối không tầm xa.

Yếu tố nữa khiến MiG-31M được đánh giá cao đó là các kỹ sư đã trang bị cho nó hệ thống điện tử hàng không mới và hệ thống tác chiến điện tử tinh vi.

Thể tích thùng nhiên liệu tăng lên giúp mở rộng bán kính chiến đấu của máy bay. Tên lửa tầm cực xa R-37 đã biến chiếc MiG-31M trở thành "Siêu MiG". Do vậy không ngạc nhiên khi phương Tây tỏ ra hài lòng khi Điện Kremlin từ chối sản xuất hàng loạt loại máy bay chiến đấu này.

Tai sao NATO vui mung khi Nga bo sieu tiem kich MiG-31M?
Tên lửa không đối không tầm xa trang bị cho tiêm kích MiG-31M

Chương trình MiG-31M đã bị đình chỉ vào năm 1995 sau một số chuyến bay thử nghiệm thành công bởi thiếu kinh phí - do khủng hoảng, nền kinh tế của đất nước suy giảm 45% chỉ trong 4 năm.

 

Điều này đã ngăn cản Nga theo đuổi những nâng cấp đầy tham vọng đối với tiêm kích hạng nặng MiG-31 và hạng trung MiG-29, thay vào đó họ tập trung vào việc hiện đại hóa Su-27 Flanker cho cả mục đích sử dụng và xuất khẩu.

Tuy nhiên những thành tựu đạt được trên MiG-31M cũng không bị bỏ phí mà đã được Nga tận dụng cho chiếc MiG-31BM sau này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm