Tại sao tên lửa AIM-120 AMRAAM Mỹ đặc biệt nguy hiểm đối với máy bay Nga?
Nga mua tới 1.000 tên lửa tầm xa 40N6 cho tổ hợp phòng không S-400 / Ukraine sản xuất hệ thống tác chiến điện tử Piranha AVD 360 'sát thủ’ với UAV cảm tử Lancet Nga
Ảnh minh họa
Việc Không quân Ukraine chuẩn bị tiếp nhận tiêm kích hạng nhẹ F-16 đã thu hút sự quan tâm lớn trong giới quân sự Nga, lo lắng của Moskva là chính đáng bởi những lý do sau.
Thứ nhất, đây là loại máy bay chiến đấu đa chức năng hạng nhẹ phổ biến nhất trên thế giới, đang phục vụ tại rất nhiều quốc gia, sau này có thể trở thành "nhà tài trợ" cho Không quân Ukraine.
Thứ hai, mặc dù có tuổi đời đáng nể nhưng chiếc máy bay này vẫn không ngừng phát triển và cải tiến, chiếc F-16 Block 60 hiện đại rất khác so với Block 1 và rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào việc bản sửa đổi nào sẽ được gửi đến Kyiv.
Thứ ba, trong cuộc đối đầu trên bầu trời Ukraine, điều quan trọng không phải bản thân chiếc máy bay mà là loại đạn nó mang theo.
Máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 của Liên Xô, phục vụ trong Không quân Ukraine mặc dù lỗi thời cũng trở nên rất nguy hiểm sau khi phương Tây điều chỉnh chúng để sử dụng tên lửa hành trình tàng hình Storm Shadow của Anh.
Những chiếc F-16 đầu tiên của Ukraine theo dự đoán sẽ nhận nhiệm vụ tiêu diệt số ít máy bay A-50U AWACS của Nga, đồng thời tránh tham gia vào các trận không chiến với tiêm kích cơ động của Nga. Điều này có thể thực hiện được không?
Tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM được phóng đi từ tiêm kích F-16 Fighting Falcon. |
Câu trả lời phụ thuộc vào loại đạn đi kèm F-16. Rõ ràng đó sẽ là tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM. Giống như F-16, tên lửa này cũng không còn non trẻ, được đưa vào sử dụng từ năm 1991. Mặc dù vậy, AMRAAM vẫn là vũ khí không chiến chủ lực của Mỹ, Anh, Đức và nhiều nước thành viên NATO khác.
AMRAAM có đầu dẫn đường chủ động, cho phép nó được sử dụng theo nguyên tắc “bắn và quên”, tránh xa tầm nhìn của đối thủ tiềm năng. Trước khi bắn, tọa độ mục tiêu sẽ được truyền tới hệ thống dẫn đường quán tính của tên lửa từ máy bay phóng.
Hướng dẫn của AIM-120 trong giai đoạn đầu được thực hiện bằng chế độ quán tính (INS), và sau đó đầu dẫn đường chủ động bắt đầu làm việc. Được biết đầu dò khóa mục tiêu có diện tích phản xạ radar (RCS) 3 m2 ở cự ly khoảng 16 - 18 km.
Điều quan trọng là phiên bản nào của tên lửa AIM-120 sẽ nằm trong tay Không quân Ukraine. Trong những sửa đổi mới nhất, phạm vi hủy diệt đã tăng lên đáng kể, chẳng hạn như ở phiên bản AIM-120D, tầm bắn ước tính là 160 - 180 km.
Trước đây có thông tin cho rằng Lầu Năm Góc muốn bằng cách nào đó điều chỉnh tên lửa AIM-120 AMRAAM để sử dụng trên các máy bay cũ của Liên Xô hiện có trong Không quân Ukraine, nhưng điều này hóa ra lại quá khó về mặt kỹ thuật.
Rõ ràng, quyết định gửi F-16 cho Kyiv chính xác là do thách thức mới từ sự kết hợp giữa máy bay AWACS A-50U và tổ hợp phòng không S-400, vốn đã cho thấy hiệu quả phi thường. Logic cho thấy rằng chỉ một số ít máy bay AWACS của Nga sẽ là mục tiêu ưu tiên của tên lửa Mỹ.
Một điều khá rõ ràng là nhiệm vụ của các phi công F-16, bất kể ai điều khiển, sẽ không bao gồm các trận chiến cơ động trên không với máy bay chiến đấu của Nga.
Rất có thể họ sẽ cất cánh ở đâu đó từ Tây Ukraine, thậm chí từ Ba Lan, tiếp nhiên liệu và trang bị vũ khí ở miền Trung Ukraine, tiếp đó tấn công bằng tên lửa không đối không tầm xa vào những mục tiêu lớn và cơ động chậm như máy bay A-50, đây là viễn cảnh mà Nga phải đặc biệt đề phòng.
Ngoài ra, F-16 có thể chỉ là dấu hiệu đầu tiên. Theo chân Fighting Falcon của Mỹ, hàng loạt máy bay chiến đấu của Thụy Điển, Pháp và châu Âu rất có thể sẽ đổ xô tới Ukraine, như đã từng xảy ra với xe tăng và các thiết bị quân sự khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo