Tại sao "thần điểu" F-35 chỉ có thể quay đầu khi đối mặt "tội phạm" Su-57?
Ấn Độ cho máy bay vận tải quân sự dùng… nhiên liệu sinh học để tiết kiệm tiền / Không quân Ba Lan gặp "khủng hoảng", muốn thay F-16 bằng F-35 tối tân
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ quân sự trên thế giới, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đã trở thành thiết bị chiến lược quan trọng không thể thiếu đối với tất cả các nước. Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đã có thể độc lập phát triển và chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, đi đầu là Mỹ và Nga. Trong đó, Mỹ chắc chắn là nước có “tiếng nói” nhất trong các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.
Nga đã bị chậm một chút trong cuộc đua máy báy chiến đấu tàng hình thế hệ 5. Nguồn: Sohu. |
Hiện, Mỹ đã đưa 2 máy bay thế hệ 5 vào phục vụ đó là F-22 và F-35. Nga, vốn luôn là một cường quốc trong lĩnh vực máy bay chiến đấu, nhưng dường như đã bị chậm một chút trong cuộc đua máy bay chiến đấu thứ 5. Máy bay chiến đấu Su-57 của Nga đến nay vẫn chưa được đưa vào phục vụ, nhiều chuyên gia cho rằng, nhược điểm hiện nay của Su-57 là hiệu suất tàng hình và điều này liên quan mật thiết đến động cơ.
Nhược điểm hiện nay của Su-57 là hiệu suất tàng hình. Nguồn: Sohu. |
Theo một bản thiết kế độc đáo của Su-57 bị rò rỉ mới đây, thì không thể “xem thường” sức mạnh của Su-57 và máy bay này hoàn toàn có thể “ăn đứt” F-35. Mặc dù công nghệ chế tạo của máy bay chiến đấu -57 tương đối lạc hậu, chủ yếu là việc các đinh tán và kết cấu thân cánh hỗn hợp chưa được xử lý cẩn thận. Ngoài ra, thiết kế ống dẫn khí của động cơ lồi ra bên ngoài đã trực tiếp khiến hiệu suất tàng hình của máy bay chiến đấu Su-57 bị giảm đi rất nhiều. Nhiều phân tích cho rằng, hiệu suất và khả năng chiến đấu của Su-57 không bằng F-22 của Mỹ và thậm chí thua cả J-20 của Trung Quốc.
Su-57 có thiết kế buồng chứa tên lửa độc đáo và có thể mang theo tên lửa sức công phá lớn. Nguồn: Sohu. |
Tuy nhiên, trên thực tế, kết cấu khí động học chưa bao giờ là yếu tố trực tiếp nhất ảnh hưởng đến hiệu quả chiến đấu của máy bay chiến đấu mà phải là khả năng tấn công hỏa lực của nó. Máy bay F-22 của Mỹ có thể mang theo 2 tên lửa AIM-9 và 6 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120. Ngoài ra, còn mang theo 2 quả bom GBU-32. J-20 của Trung Quốc có thể mang theo tên lửa không đối không PL-21, PL-12D hoặc PL-15, PL-10. Còn đối với Su-57, khả năng mang vác hỏa lực của máy bay này có thể được gọi là “độc bá” thế giới.
Khả năng hỏa lực làm cho Su-57 có thể "độc bá" thế giới. Nguồn: Sohu. |
Theo bản thiết kế được Nga công bố, máy bay Su-57 có thể mang tên lửa hành trình không đối đất tàng hình Kh-59MK2 phạm vi tấn công lên đến 200 km, ưu điểm của tên lửa này là tính ổn định cao, khả năng tàng hình đặc biệt xuất sắc. Do được trang bị khả năng dẫn đường mạnh mẽ, tên lửa này hoàn toàn có thể tự động tấn công sau khi được phóng mà không cần phải tiếp tục can thiệp, tên lửa phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu trên không và trên biển. Ngoài ra, về mặt buồng chứa tên lửa, Su-57 có sự khác biệt lớn so với F-35, 2 buồng chính của Su-57 được đặt cạnh nhau, và buồng phụ bố trí ở bên cánh.
F-35 mặc dù vượt trội Su-57 về khả năng tàng hình, nhưng điều này không mang tính quyết định. Nguồn: Sohu. |
Qua so sánh các tên lửa trang bị trên máy bay thế hệ 5 có thể nhận thấy, khả năng tấn công hỏa lực của máy bay chiến đấu Su-57 mạnh mẽ hơn so với máy bay chiến đấu F-22, F-35 của Mỹ và J-20 của Trung Quốc cũng mạnh hơn AIM-9, AIM-120 của Mỹ và PL-21 của Trung Quốc. Do vậy, xét trên phương diện hỏa lực tấn công, Su-57 của Nga có thể gọi là “vô đối”, và có thể làm bất cứ điều gì muốn trên chiến trường.
End of content
Không có tin nào tiếp theo