"Rồng lửa" S-300 tiếp tục là vũ khí vô dụng nhất tại Syria
Có lẽ khi xét đến những loại "vũ khí vô dụng" nhất tại Syria không thể không nhắc đến hệ thống phòng thủ tầm xa S-300. Dù Syria đã nhận "rồng lửa" này từ năm 2018, tuy nhiên tới nay chúng vẫn chưa một lần khai hỏa dù bị không quân Israel tấn công tới tấp.
Điểm mặt xe bọc thép Mỹ suýt bị "hổ thép" BTR-82A Nga tông tại Syria / Tàu sân bay Pháp bất ngờ tiếp cận Syria ở khoảng cách "có thể tấn công"
Syria đã đặt tiền để mua hệ thống phòng thủ S-300 từ Nga trước cả vài năm trời, kể từ thời điểm nội chiến nổ ra vào năm 2011. Một số nguồn tin còn tiết lộ, Damascus đã trả cho Moscow đầy đủ tiền để mua S-300 và tiêm kích đánh chặn MiG-31, tuy nhiên dưới áp lực của Israel, Nga đã không chuyển giao.
Nga "gim hàng" không chuyển giao S-300 cho Syria ngay cả khi nước này bị liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công bằng hơn 100 quả tên lửa hành trình.
Lý do được Nga đưa ra là Syria đang có hệ thống phòng thủ rất mạnh, không nhất thiết phải có thêm S-300.
Nga chỉ chính thức chuyển giao S-300 sau khi có vụ chiến đấu cơ Israel dùng chiến thuật "núp bóng" khi tấn công, vụ việc khiến cho phòng không Syria bắn nhằm vào máy bay trinh sát khổng lồ IL-20 làm hàng chục quân nhân Nga thiệt mạng.
Giới quan sát nhận định, lý do Nga trì hoãn bàn giao S-300 là do có những thỏa thuận ngầm với Israel.
Hai nước đang có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, thậm chí Israel còn đang giúp Nga phát triển hệ thống UAV chiến đấu, lĩnh vực đang là thế yếu của Nga so với Mỹ và Trung Quốc.
Israel cũng tôn trọng Nga khi họ luôn báo trước các cuộc tấn công vào Syria.
Chỉ sau khi vụ bắn nhằm chiếc IL-20 xảy ra mới khiến Nga "nóng mặt" và quyết định phá vỡ các nguyên tắc trước đây để chuyển giao ngay lập tức các tổ hợp S-300 cho Syria.
Động thái của Nga nhận được sự tán dương từ các đồng minh, trong khi các nhà quân sự thì hồi hợp chờ đợi màn thị uy của hệ thống S-300.
Trong khi hệ thống phòng không đối thủ Patriot cuả Mỹ đã liên tục thực chiến và lập công trên chiến trường thì S-300 lại chưa một lần xung trận.
Đây cũng là dịp tốt để Nga quảng bá vũ khí của mình đặc biệt là lĩnh vực vũ khí phòng không.
Rõ ràng hành động chuyển giao của Nga bất chấp sự phản đối của Israel đã có tác dụng. Liên tục trong 3 tháng liền sau đó, không quân Do Thái đã không một lần dám xuất kích dù trước đó họ tấn công vào lãnh thổ Syria "như cơm bữa".
Lo sợ S-300 của Syria nên các chiến đấu cơ của Israel mấy tháng liền tạm ngưng không kích, sau đó họ có tổ chức lại các đợt tấn công nhưng cũng chỉ từ xa.
Cuối cùng thì các cuộc tấn công của không quân Israel ngày càng dầy đặc lên, thậm chí cường độ tấn công còn nhiều hơn trước khi Syria có hệ thống S-300.
Đến hiện nay thì không quân Israel không còn kiêng nể S-300, họ không cần sử dụng tới F-35 mà cho ngay những chiến đấu cơ thế hệ thứ 4 như F-15, F-16 tấn công thẳng vào Iran và cả SAA trên đất Syria.
Mặc dù vậy S-300 của Syria vẫn "im hơi lặng tiếng". Một số ý kiến ban đầu cho rằng S-300 chưa khai hỏa là do binh lính Syria chưa làm chủ được vũ khí, cần phải đào tạo.
Có ý kiến cho rằng để làm chủ tổ hợp phòng không tối tân này cần có nhiều thời gian thậm chí là cả năm trời.
Tuy nhiên, cho tới nay đã gần một năm rưỡi những các hệ thống phòng không S-300 của Syria vẫn chưa một lần khai chiến.
Trước đó vài tháng Nga đã rút toàn bộ chuyên gia huấn luyện tên lửa S-300 về nước, điều này đồng nghĩa với việc quy trình chuyển giao tài liệu và huấn luyện cho lính tên lửa Syria đã xong, tuy nhiên không hiểu vì sao tới nay S-300 Syria vẫn bặt vô âm tín.
Có lẽ chỉ Nga mới giải được câu hỏi tại sao S-300 Syria không khai hỏa.
Cũng có thể S-300 khi đụng thực chiến phát sinh lỗi, nhưng cũng có thể do các mối quan hệ chồng chéo giữa Nga với Syria và với Israel khiến cho hệ thống S-300 dù được đánh giá cực mạnh vẫn trở thành "vô dụng có chủ đích" tại chiến trường này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo