Quốc tế

Tại sao “Thú mỏ vịt” Su-34 là dòng máy bay đặc biệt của quân đội Nga?

Trong học thuyết tác chiến của Liên Xô trước đây và quân đội Nga hiện nay, Su-34 được xếp vào dòng máy bay đa dụng có khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ, trên biển, trên không ở tiền tuyến. Chính vì thế, dòng máy bay chiến đấu này còn có tên gọi khác là máy bay ném bom tiền duyên.

Nga đối diện nguy cơ để bí mật tên lửa siêu thanh lọt vào tay nước ngoài / Tiết lộ vũ khí của Nga có thể bắn hạ hàng trăm UAV Ukraine mỗi ngày

Là sản phẩm của Tập đoàn Sukhoi, Su-34 thực tế là một biến thể của máy bay chiến đấu Su-27, phát triển trên nguyên mẫu công nghệ T-10V. Dòng máy bay tiêm kích-bom này theo phân loại NATO là Fullback — "Defender" (tạm dịch: Hậu vệ).

Với hình dáng khá đặc biệt khi máy bay bố trí hai phi công ngồi cạnh nhau trong khoang lái, cũng như bố trí cánh bào khí trước tăng khả năng linh động của máy bay và thiết kế mũi máy bay đặc biệt nên Su-34 được đặt biệt danh “Thú mỏ vịt”.

Su-34 ra đời từ nhu cầu về một loại máy bay ném bom chiến thuật của không quân Liên Xô. Quá trình phát triển nguyên mẫu của Su-34 dựa trên dòng Su-27 được thực hiện từ năm 1977 với mục tiêu tận dụng tối đa thiết kế khung thân của dòng máy bay chiến đấu này, kết hợp với những hệ thống định vị, tiến công chuyên biệt cho nhiệm vụ cường kích tuyến đầu.

Ở thời điểm đó, thiết kế ban đầu của Su-34 không được xem trọng, khi mẫu máy bay tiêm kích-bom cánh cụp, cánh xòe Su-24 đã minh chứng được hiệu quả và đang được tập trung sản xuất. Mọi việc chỉ thay đổi vào năm 1986, thời điểm biến thể tiêm kích bom Su-27IB ra mắt với radar mảng pha thụ động Sh-141, loại trang bị trên mẫu thử công nghệ Sukhoi T-60S, nguyên mẫu máy bay tiêm kích-bom có thiết kế và kích thước gần tương đương máy bay ném bom siêu âm Tu-22M.

Bom hàng không FAB-1500L.
Bom hàng không FAB-1500L.

Ngay từ khi ra mắt, nguyên mẫu Su-27IB được hoán cải từ máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UB có thiết kế khá đặc biệt, giữ lại phần lớn khung thân và động cơ nguyên bản, nhưng thân trước được bọc giáp và điều chỉnh để phi công và sĩ quan vũ khí ngồi ngang hàng. Phần đuôi máy bay cũng được tăng kích thước để chứa dù và máy phát điện dự phòng.

Mẫu Su-27IB được kỳ vọng sẽ kế nhiệm tiêm kích-bom Su-24 có tầm bay khá giới hạn và thiết kế phức tạp cho công tác bảo dưỡng. Su-24 khi mang vũ khí đầy đủ chỉ có bán kính chiến đấu gần 600 km với hai thùng dầu phụ và tốc độ 1.200 km/giờ khi hoạt động ở độ cao thấp.

Giới hạn về tầm hoạt động và khả năng cơ động nên Su-24 chỉ có thể tấn công mục tiêu cách tiền tuyến 150-300 km. Phạm vi tác chiến này khá khiêm tốn so với mẫu máy bay cường kích cùng thời của Mỹ là F-111. Phiên bản FB-111 của Mỹ có bán kính hoạt động tới gần 2.900km khi mang hai tên lửa dẫn đường AGM-69 cùng 4 thùng dầu phụ.

Máy bay tiêm kích-bom

Máy bay tiêm kích-bom "Thú mỏ vịt" Su-34 có hình dáng khá đặc biệt và dễ nhận biết.

Với dòng Su-34, lượng nhiên liệu trong thân được tăng tới hơn 12 tấn, cùng khả năng tiếp dầu trên không. Để tăng tầm bay, Su-34 có thể mang 3 thùng dầu phụ PTB-3000, mỗi thùng chứa được 2,3 tấn nhiên liệu, nhiều hơn toàn bộ lượng dầu trong thân tiêm kích F-5E và gần bằng chiến đấu cơ F-16 Mỹ.

Khối lượng cất cánh lớn cho phép một tiêm kích bom Su-34 mang tổng cộng hơn 19,2 tấn nhiên liệu ở cấu hình cao nhất, tương đương lượng dầu trong thân của 6 máy bay F-16 Fighting Falcon của Mỹ. Tiêm kích hạng nặng F-15E Strike Eagle của Mỹ cũng chỉ mang được tối đa 16 tấn nhiên liệu với 3 thùng dầu phụ và thùng dầu gắn ngoài thân. Su-34 có tầm hoạt động tối đa gần 4.000 km, vượt gần nửa chiều dài nước Nga, giúp chúng có thể thực hiện những nhiệm vụ cách xa căn cứ.

 

Khi mang 3 tấn bom, 4 tên lửa đối không và một thùng dầu phụ, Su-34 vẫn đạt tầm bay tới gần 3.000 km ở độ cao lớn, hoặc 1.700km khi bay ở độ cao thấp hay bám mặt biển. Tầm bay xa cùng tải trọng vũ khí lớn cho phép Su-34 thực hiện nhiệm vụ chính là tấn công sở chỉ huy, thông tin liên lạc và hậu cần ở sâu trong lòng địch, cũng như cắt đường tiếp tế cho lực lượng tiền phương.

Trong cuộc diễn tập năm 2010, nhiều biên đội Su-24M và Su-34 đã thực hiện chuyến bay không nghỉ dài 6.000km từ phía tây Nga đến vùng Viễn Đông. Các phi cơ đều mang tải trọng vũ khí tối đa và mô phỏng đòn công kích đối phương. Đợt diễn tập đã phô diễn tầm bay của Su-34, khi các máy bay chỉ cần tiếp dầu trên không hai lần, so với 3 lần của biên đội Su-24M.

Khả năng mang vác trọng tải cất cánh lớn, tầm hoạt động xa khiến Su-34 là dòng máy bay chiến đấu nguy hiểm với dải nhiệm vụ tác chiến rộng.
Khả năng mang vác trọng tải cất cánh lớn, tầm hoạt động xa khiến Su-34 là dòng máy bay chiến đấu nguy hiểm với dải nhiệm vụ tác chiến rộng.

Máy bay Su-34 cũng tham chiến lần đầu tiên tại Gruzia năm 2008 và đã có những chiến công đầu tiên. Các đơn vị Su-34 sau đó cũng được triển khai rộng rãi trong chiến dịch quân sự của Nga tại Syria, với vai trò thả bom không điều khiển hoặc bom dẫn đường vệ tinh nhằm vào vị trí phiến quân.

Được xếp vào lớp máy bay chiến đấu thế hệ 4+, Su-34 hiện là trụ cột của lực lượng tiến công chiến thuật của Nga. Nó được giới chuyên gia quân sự phương Tây coi là trường hợp dị biệt trong những dòng chiến đấu cơ được sản xuất hiện nay, với nhiệm vụ độc đáo và phản ánh tư duy thiết kế còn lại từ thời Chiến tranh Lạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm