Quốc tế

Tàu đệm khí siêu nhanh giúp Mỹ né đòn tấn công?

Hải quân Mỹ bắt đầu được trang bị tàu đổ bộ đệm khí mới có tốc độ cực nhanh có thể tránh né các đợt tấn công của đối phương.

Đạn nặng 40 kg của pháo tự hành Akatsiya dễ dàng xuyên thủng giáp xe tăng / Serbia rút khỏi cuộc tập trận chung cùng Nga và Belarus

Thông báo của Hải quân Mỹ cho biết, hai tàu đổ bộ đệm khí mới nhất mang số hiệu LCAC-100 và LCAC-101 được hộ tống bởi tàu nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá đã về tới căn cứ.

Tàu đổ bộ LCAC-100 và LCAC-101 sẽ thay thế LCAC cũ để cung cấp cho Hải quân Mỹ và đội viễn chinh của Lực lượng Thủy quân Lục chiến một phương tiện có khả năng và tốc độ cao đáng tin cậy hơn để đưa binh sĩ cùng thiết bị của họ từ tàu vào bờ.

Tau dem khi sieu nhanh giup My ne don tan cong?
Tàu đệm khí LCAC.

Theo National Interes, LCAC-100 và LCAC-101 thực tế là sản phẩm của chương trình phát triển tàu đệm khí mới SSC nhằm thay thế những tàu độ bộ đệm khí LCAC phiên bản tiêu chuẩn được trang bị cho Hải quân Mỹ từ hơn 30 năm nay.

Dù có thiết kế tương tự LCAC, nhưng tàu SSC sẽ có một số những cải tiến rõ rệt cho phép tàu có tốc độ cao hơn, tầm hoạt động rộng hơn, tải trọng lớn hơn, đồng thời được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số và một loại động cơ mới.

"Tàu đệm khí mới SSC sẽ có tải trọng lớn hơn, do đó có thể chở theo xe tăng hạng nặng M1A1 để tham chiến", một đại diện của Hải quân Mỹ cho biết.

Loạt tàu SSC được cho là có thể chở khối lượng hàng tối đa là 74 tấn, trong khi tàu LCAC chỉ có thể chở 60 tấn và có tầm hoạt động ngắn hơn.

Hải quân Mỹ hiện đã giao thầu cho hãng Textron Systems để chế tạo tàu SSC và theo kế hoạch đến năm 2020, hãng này có thể bàn giao 8 tàu SSC cho Hải quân Mỹ. Bản hợp đồng này có trị giá vào khoảng 570 triệu USD.

 

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ được trang bị đầy đủ tàu SSC, Hải quân Mỹ cũng thực hiện chương trình nâng cấp mới nhằm kéo dài tuổi thọ cho các tàu LCAC.

Theo đó, vỏ tàu được gia cố để tránh bị ăn mòn do nước biển, đặc biệt, động cơ của tàu LCAC được Hải quân Mỹ thay thế mới để loại tàu này có thể dùng nhiên liệu xanh giúp con tàu đạt tốc độ lên tới 50 hải lý/h.

Các thử nghiệm cho kết quả khá bất ngờ khi con tàu có thể đạt tốc độ nhanh nhất là 50 hải lý/h. Tốc độ nhanh nhất trước đó đã đạt được là 44,5 hải lý/h thuộc về chiếc Riverine Command Boat (RCB) hồi tháng 10/2010 tại căn cứ Hải quân Norfolk.

"Hải quân chúng tôi sẽ kiên trì nghiên cứu các năng lượng tiềm năng trong tương lai, theo đuổi các nguồn nhiên liệu bền vững. Nhiên liệu thay thế phải đảm bảo hiệu suất và tốc độ của thiết bị.

Nghiên cứu thành công nhiên liệu mới có ý nghĩa quan trọng như phát minh của anh em Wright, những người đã biến giấc mơ bay lên bầu trời của nhân loại thành sự thật.

 

Chúng tôi đã chứng minh rằng, các phương tiện có thể đạt được tốc độ hơn 50 hải lý/h đối với các thiết bị hoạt động trên mặt nước", Đô đốc Philip Cullom - người đứng đầu chương trình năng lượng xanh cho biết.

Thông tin về khả năng của LCAC và cả phiên bản mới SSC dù rất ấn tượng nhưng so với tàu đổ bộ lớp Zubr của Hải quân Nga, tàu đệm khí Mỹ trở nên quá khiêm tốn.

Tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr dài 57 mét, sử dụng 5 động cơ tubin khí trong đó có 2 động cơ để nâng tàu và 3 động cơ đẩy cho phép tàu di chuyển với vận tốc tối đa khoảng 55 hải lý/h.

Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp, hai pháo cao tốc AK-630 và 2x24 ống phóng rocket 140 mm. Tàu có sức chứa tối đa khoảng 500 lính với đầy đủ trang thiết bị (so với 180 lính của LCAC) hoặc 8 xe thiết giáp cỡ lớn cùng toàn bộ kíp lái.

Không chỉ phục vụ việc đổ quân vào đất liền, các tàu đổ bộ đệm khí còn có khả năng di chuyển trên đất liền, vượt qua nhiều địa hình, địa vật phức tạp để yểm trợ bộ binh tiến công hoặc đổ bộ thẳng vào sâu trong lòng đối phương.

 

Việc đổ bộ bằng các tàu đệm khí còn đảm bảo an toàn cho lực lượng bộ binh khi chiếc tàu này có thể đưa họ vượt qua bãi mìn một cách dễ dàng mà không gặp phải bất cứ thương vong nào.

Hệ thống pháo cao tốc trên tàu vừa có khả năng là lớp bảo vệ tầm gần chống lại các tên lửa, hỏa tiễn của đối phương vừa có thể tạo ra màn "mưa đạn" vào đối phương để yểm trợ lực lượng đổ bộ trong quá trình đổ quân.

Loại tàu này cũng rất thích hợp với lối đánh du kích ven biển với khả năng triển khai quân cực nhanh, gây bất ngờ lớn cho đối phương sau đó thu quân và rút lui nhanh chóng, không kịp để cho đối phương phản kích.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm