Quốc tế

Tàu ngầm Mỹ có tên lửa chống hạm sau 25 năm

Hải quân Mỹ vừa quyết định tái trang bị tên lửa chống hạm Harpoon huyền thoại cho tàu ngầm hạt nhân sau hơn 2 thập niên vắng bóng.

Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga ưu việt hơn lớp Virginia của Mỹ ở những điểm nào? / Tàu ngầm Mỹ mang tên lửa diệt hạm xa ngàn km

Theo kế hoạch vừa được công bố, những tàu ngầm lớp Los Angeles sẽ được ưu tiên trang bị Harpoon. Sau đó những tàu ngầm mới hơn thuộc lớp Seawolf và Virginia cũng sẽ lần lượt được trang bị loại tên lửa chống hạm này.

"Để tăng tầm tấn công chiến hạm kẻ thù và giảm nguy hiểm cho tàu ngầm, chúng tôi đã quyết định tái trang bị tên lửa chống hạm Harpoon sau khi tên lửa này đã hoàn thành một số nâng cấp và thử nghiệm trước đó", Hải quân Mỹ ra tuyên bố cho biết.

Tau ngam My co ten lua chong ham sau 25 nam
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ.

Trước khi quyết định tái trang bị Harpoon được thông qua, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ chỉ có thể diệt hạm đối phương bằng ngư lôi hạng nặng Mk48 ở khoảng cách không quá 10km.

Nhận thấy nhược điểm chết người này, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch tái trang bị tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân của mình. Dòng tên lửa này bắt đầu phục vụ trong Hải quân Mỹ từ năm 1977.

Tên lửa trang bị hai động cơ, động cơ rocket nhiên liệu rắn hoạt động trong giai đoạn phóng, khi tên lửa đạt trạng thái ổn định, hết nhiên liệu động cơ sẽ tự tách bỏ. Ở giai đoạn bay chính, tên lửa dùng động cơ turbine phản lực cánh quạt đẩy. Tên lửa tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GPS và hệ thống dẫn đường quán tính; ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ kích hoạt hệ thống radar.

Trong đó, tên lửa UGM-84 có thông số và tính năng tương đương của phiên bản tiêu chuẩn tên lửa Harpoon (AGM-84) với chiều dài 4,6m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng khi phóng 691kg, đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 222kg. Đạn tên lửa UGM-84 lắp tầng đẩy tăng cường và phóng qua ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Tới năm 1997, toàn bộ tên lửa UGM-84 bị loại khỏi kho vũ khí trên tàu ngầm của Hải quân Mỹ, trong khi các biến thể khác vẫn tiếp tục được sử dụng và cải tiến cho tới nay. Kể từ đó, xét về năng lực tác chiến chống hạm, tàu ngầm của Mỹ chỉ dựa vào ngư lôi.

 

Giới chuyên gia cho rằng, dù tầm diệt hạm của các tàu ngầm Mỹ được tăng lên rất nhiều nhưng Harpoon phóng từ tàu ngầm chỉ có tầm bắn tối đa trên 100km, trong khi đó những tàu ngầm và chiến hạm Nga hiện được trang bị tên lửa có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách ấn tượng hơn nhiều.

Vì vậy, muốn diệt được chiến hạm Nga, tàu ngầm Mỹ phải tiến sâu vào vùng tác chiến của tên lửa và ngư lôi đối thủ mới có thể khai hỏa. Thực tế này có thể khiến tàu Mỹ bị trúng đạn trước khi kịp phóng tên lửa.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm