Quốc tế

Tàu ngầm Mỹ diệt mục tiêu ngoài tầm nhìn

Hải quân Mỹ đã nhận được các máy bay không người lái (UAV) phóng từ tàu ngầm SLUAS giúp Mỹ có thể tấn công ngoài tầm nhìn của tàu ngầm.

Nhà khoa học hạt nhân Iran bị ám sát bằng súng máy điều khiển từ xa / F-22, F-35, Su-57, tiêm kích tàng hình nào tốt nhất thế giới: Bất ngờ lựa chọn của Israel

Khi được kích hoạt, SLUAS có thể cho phép lực lượng ngầm của Hải quân Mỹ giải quyết các nhiệm vụ chỉ định mục tiêu ngoài tầm nhìn - nhiệm vụ những tàu ngầm hiện nay không thể thực hiện.

Hệ thống SLUAS được phóng từ độ sâu của kính tiềm vọng và được điều khiển ở khoảng cách chiến thuật. Một sỹ quan cấp cao của Hải quân Mỹ là Chuẩn đô đốc Goggins gọi đây là "một cơ hội khá tuyệt vời cho hạm đội".

Tau ngam My diet muc tieu ngoai tam nhin
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ.

Theo vị chuẩn đô đốc này, trong quá trình huấn luyện và chiến đấu, SLUAS được sử dụng cho một cuộc tấn công bằng ngư lôi trên một tàu nổi. Hải quân Mỹ hiện đã được trang bị 21 chiếc SLUAS.

Số UAV này được trang bị cho 5 tàu ngầm, chúng đã tham gia vào các cuộc trình diễn tương ứng của Hải quân nước này. Điều đặc biệt là cùng với chương trình SLUAS đang được thử nghiệm, Mỹ cũng đồng thời thực hiện một chương trình tương tự khác là XFC.

Cụ thể, Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL) đã phóng thành công máy bay không người lái XFC từ tàu ngầm USS Providence (SSN 719) thuộc lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ.

Hệ thống XFC đã được phóng theo phương thẳng đứng, từ một thiết bị phóng có tên Sea Robin gắn trên tàu ngầm USS Providence khi nó vẫn đang lặn dưới biển. Kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống này tương tự với cách hải quân triển khai các tên lửa hành trình Tomahawk.

Hệ thống XFC được thiết kế để nằm gọn trong một ống phóng vốn dùng để phóng các tên lửa hành trình Tomahawk. Sau khi đã phóng ra khỏi tàu ngầm, các cánh của máy bay không người lái sẽ xòe ra và chuyển sang đường bay theo phương song song với mặt biển.

 

Hải quân Mỹ đã mất 6 năm để nghiên cứu và sản xuất hệ thống phóng máy bay từ tàu ngầm. Họ khẳng định việc thử nghiệm đã thành công tốt đẹp và mở ra cho Hải quân Mỹ một chân trời mới trong việc phát triển hải quân cũng như không quân thuộc hải quân.

Hải quân Mỹ cũng cho biết hệ thống mới này sẽ giúp Hải quân Mỹ thu thập các thông tin tình báo then chốt, thực hiện do thám và giám sát trên biển khi tàu mẹ vẫn lặn ở độ sâu an toàn.

Hồi tháng 10/2020, Mỹ cũng đã công bố mìn Hammerhead mới, vũ khí này được cho là sẽ trở thành sát thủ của tàu ngầm đối phương, đặc biệt là tàu ngầm không người lái Poseidon của Nga.

Bởi theo chuyên gia hải quân Mỹ, H.I. Sutton, việc đối phó với siêu ngư lôi hạt nhân Poseidon không khó như Moscow và cả phương Tây vẫn nói. Các ngư lôi của Nga phần lớn đơn giản, chúng sẽ phụ thuộc vào tốc độ và độ sâu để đảm bảo sự tồn tại.

Vì vậy có thể kiểm tra sức mạnh hoặc tiêu diệt chúng bằng cách bố trí dưới đáy biển một mạng lưới mìn cảm biến, chúng có thể phát hiện và phá hủy siêu ngư lôi của Nga.

 

"Các lưới mìn cảm biến có khả năng nhận biết và phân loại mục tiêu khác nhau, ví dụ như Poseidon là mục tiêu di động nhanh hơn nhiều so với tàu ngầm truyền thống. Với mỗi loại mục tiêu sẽ xác định phương pháp đánh chặn khác nhau", ông Sutton giải thích.

Vị chuyên gia này cũng tin rằng, Poseidon của Nga có thể bị phá hủy bởi các đầu đạn siêu thanh được phóng từ các tàu ngầm Mỹ. Loại vũ khí này của Mỹ là ngư lôi hạng nhẹ thế hệ mới. "Thời gian bay ngắn và bán kính hoạt động rộng cho phép chúng tiêu diệt mục tiêu khi mục tiêu nằm ngoài phạm vi của lưới mìn cảm biến.

Vì vậy cho dù các tàu ngầm hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương cũng có thể phản ứng kịp thời chống lại Poseidon và tiêu diệt chúng trong khi chúng vẫn còn cách xa so với các lưới mìn cảm biến phát hiện chúng", chuyên gia Mỹ nhấn mạnh.

Với những chương trình vũ khí tối tân đang thực hiện, Hải quân Mỹ tin rằng họ đủ khả năng khiến những vũ khí tối tân của Nga mất đi thế mạnh.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm