Quốc tế

Tàu ngầm Nga như 'cá mập mọc thêm cánh' khi bổ sung tên lửa phòng không

Tàu ngầm Nga khi được trang bị tên lửa phòng không tầm ngắn sẽ thay đổi hoàn toàn phương thức tác chiến trên biển.

Lộ diện hình ảnh đầu tiên siêu pháo 2 nòng của Nga / Checkmate sẽ thay thế tiêm kích nào trong Không quân Nga?

Trong tác chiến chống ngầm, máy bay được xem là phương tiện phát hiện tàu ngầm hiệu quả nhất: nó sở hữu tốc độ vượt trội so với đối thủ, có thể di chuyển nhanh chóng đến khu vực mong muốn và tập trung lực lượng cần thiết.

Một ưu điểm quan trọng khác của máy bay chống ngầm là khả năng bất khả xâm phạm của chúng trước tàu ngầm. Tuy nhiên phương tiện tác chiến dưới nước khi nhận được vũ khí phòng không có thể sử dụng một cách bí mật thì tình hình sẽ thay đổi hoàn toàn.

Trong chế độ chiến đấu, các máy bay chống ngầm và trực thăng bị giới hạn ở sức cơ động, không thể đối phó với hệ thống phòng không hiện đại, đây rõ ràng là điểm yếu, Giáo sư học viện Hải quân Nga Yevgeny Losev nhận định.

Sự phát triển tích cực của các hệ thống tên lửa phòng không dành cho tàu ngầm đã diễn ra từ những năm 1970, nhưng chỉ đến nay, khi những công nghệ mới xuất hiện mới có thể tạo ra vũ khí hiệu quả kiểu này.

Năm 2014, tại Nga đã có đề xuất đặt bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn tại một module gắn bên ngoài hoặc trong bệ phóng thẳng đứng của tên lửa hành trình tầm xa.

Để phát hiện mục tiêu và dẫn đường cho tên lửa phòng không, các nhà thiết kế đề xuất phương án sử dụng radar đặt trên kính tiềm vọng, hoặc thiết bị ngắm mục tiêu dạng quang điện tử.

Cũng tại Nga, đã có sáng chế cho một hệ thống tự vệ dành cho tàu ngầm với kích thước của ngư lôi 533 mm. Các nhà phát triển đề xuất trang bị cho nó hệ thống kích hoạt, tự xuất hiện, tìm kiếm, xác định vị trí và tiêu diệt mục tiêu.

Dự án thành công nhất trong lĩnh vực này cho đến nay là IDAS phát triển bởi Đức - Na Uy. Tên lửa đánh chặn dài 2,6 mét của tổ hợp được triển khai từ một ống phóng ngư lôi, vươn lên bề mặt, kích hoạt động cơ và mở rộng cánh.

Những người tạo ra IDAS đã giải quyết được hai vấn đề quan trọng: hoạt động của động cơ tên lửa trong các môi trường khác nhau và việc duy trì kênh điều khiển cáp quang.

Cần lưu ý đó là ban đầu các kỹ sư dự kiến sẽ trang bị cho tên lửa IDAS đầu tự dẫn hồng ngoại kiểu độc lập, tuy nhiên dẫn bắn qua cáp quang có độ tin cậy và chính xác cao hơn, cho phép tên lửa phát hiện và xác thực mục tiêu cũng như phân tích được nhiều tình huống tác chiến khác nhau.

Một sợi cáp rất mỏng được sử dụng cho phương thức dẫn bắn này. Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa thể hiện khả năng tăng tốc tới tốc độ cận âm cao và phạm vi hoạt động lên đến 20 km (đây cũng là chiều dài sợi cáp quang).

Ngoài ra IDAS được tối ưu hóa để tấn công các mục tiêu tốc độ thấp như máy bay trực thăng săn ngầm, phương tiện này sẽ đặc biệt dễ bị tấn công trong lúc hoạt động với thiết bị sonar dạng nhúng được triển khai.

Trước kia có thông tin cho rằng Nga đã trang bị hệ thống phòng không gồm tên lửa vác vai Igla cho tàu ngầm lớp Kilo, nhưng có thể một lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân tiên tiến mới được trang bị vũ khí tự vệ này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm