Quốc tế

Lộ diện loại tên lửa Nga khiến phương Tây phát sốt

Bốn ngày sau khi Nga phóng thành công tên lửa đánh chặn thế hệ mới, danh tính của loại đạn này vẫn là chủ đề nóng với truyền thông phương Tây.

Siêu hạm Zumwalt xếp hàng chờ... vũ khí / Xuất khẩu vũ khí của Nga giảm mạnh, các nước châu Á thành khách hàng đặt biệt

Hôm 17/9, Lực lượng phòng thủ Nga tuyên bố phóng thành công tên lửa đánh chặn mới tại bãi thử Sary-Shagan ở Kazakhstan, loại tên lửa theo các chuyên gia NATO, nó có khả năng tiêu diệt tàu vũ trụ quân sự, vệ tinh nhân tạo của đối phương.

Hầu hết thông tin về vụ phóng đều được bảo mật ngoại trừ tuyên bố vụ phóng đã hoàn thành mọi mục tiêu đề ra trước đó. Và sự không rõ ràng của Nga càng khiến phương Tây quan tâm.

Lo dien loai ten lua Nga khien phuong Tay phat sot
Nga phóng đạn đánh chặn mới.

Tờ The Sun của Anh dẫn nguồn tin quân sự nước này cho biết: "Mỹ trước đây đã cảnh báo về những đột phá công nghệ như vậy của Nga. Vụ thử tên lửa mới nhất của Nga diễn ra chỉ 10 ngày sau khi diễn ra các cuộc tập trận ở 4 khu vực quan trọng trên toàn lãnh thổ Liên bang Nga".

Trong khi đó, tờ Breaking Defense tin rằng, ngoài khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa đánh chặn mới của Nga có khả năng bắn hạ thành công tàu vũ trụ của Mỹ và đây chính là một mối đe dọa lớn đối với không chỉ Mỹ mà đối với cả NATO. Mặc dù vậy, danh tính của loại tên lửa Nga vừa phóng vẫn là điều bí ẩn.

Tuy nhiên, theo ông Igor Korotchenko, thành viên Hội đồng công cộng trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, việc áp dụng loại tên lửa dánh chặn mới sẽ gia tăng đáng kể khả năng của hệ thống phòng thủ chống tên lửa bảo vệ Moskva và Vùng công nghiệp trung tâm.

Ông cho biết thêm, vụ phóng vừa được thực hiện với tên lửa đánh chặn 53T6M - loại đạn được thiết kế để thay thế cho tên lửa đánh chặn kiểu cũ phóng từ hầm cố định hiện đang được phiên chế cho hệ thống phòng thủ tên lửa A-135.

Căn cứ vào chủng loại tên lửa được ông Igor Korotchenko tiết lộ là 53T6M có thể thấy, hệ thống phòng thủ vừa được Nga thử nghiệm thành công chính là A-235 Nudol, hệ thống được phát triển để thay thế cho A-135 hiện nay.

 

Nếu thực sự Nga vừa phóng đạn 53T6M thì vũ khí này không thể tấn công vệ tinh như phương Tây lo ngại bởi chỉ có thể đánh chặn bởi 53T6M được thiết kế để diệt mục tiêu ở khoảng cách 350km và độ cao 40-50km.

Loại đạn có thể đánh chặn vệ tinh của A-235 chính là 51T6. Tên lửa này đảm nhiệm việc đánh chặn ở khoảng cách 1.500km và tầm cao trên 800km. Ngoài ra còn có tên lửa 58R6 tấn công mục tiêu cách 1.000km, cao 120km.

Tất cả chúng đều có khả năng mang đầu đạn thường hoặc đạn đặc biệt để nâng cao khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của đối phương. Với tầm cao đánh chặn đạt được, Nga tin rằng hệ thống A-235 hoàn toàn đủ sức bắn hạ cả vệ tinh đối phương.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm