Quốc tế

Tàu vận tải Thổ Nhĩ Kỳ bị đe dọa đánh chìm ngoài khơi Lybia

DNVN - Quân đội quốc gia Lybia (LNA) cảnh báo họ sẽ dùng tổ hợp tên lửa bờ 4K51 Rubezh để đánh chìm tàu vận tải Thổ Nhĩ Kỳ.

Hải quân Anh chính thức tiếp nhận tàu sân bay tối tân thứ hai / Trung Quốc chế tạo hàng loạt phiên bản tác chiến đặc biệt của máy bay Y-9

Bất chấp thực tế là theo số liệu chính thức, Libya đã rút khỏi biên chế toàn bộ các hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển 4K51 Rubezh do Liên Xô chế tạo, đại diện của Quân đội Quốc gia Libya tuyên bố sẽ đánh chìm tàu Thổ Nhĩ Kỳ nếu chúng tiến vào vùng lãnh hải của nước này, bao gồm cả các khu vực được kiểm soát bởi Chính phủ Thống nhất Quốc gia Lybia (GNA).

Được biết trong cuộc nội chiến tại Lybia, Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh quan trọng của GNA, các chuyến tàu vận tải của họ thường xuyên cập cảng Tripoli để cung cấp vũ khí cho đối tác, điều này khiến cho LNA rất tức giận.

"Tôi có một mệnh lệnh từ Nguyên soái Haftar ngay khi tàu Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đến. Tôi sẽ có giải pháp để nhấn chìm chúng. Chúng tôi sẽ giải phóng Tripoli và phá hủy giấc mơ của Thổ Nhĩ Kỳ", Tham mưu trưởng hạm đội hải quân Libya, ông Faraj Al-Mahdavi cho biết.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biến 4K51 Rubezh phóng đạn P-15 Termit. Ảnh: TASS.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biến 4K51 Rubezh phóng đạn P-15 Termit. Ảnh: TASS.

4K51 Rubezh (SS-C-3) là hệ thống tên lửa bờ do Liên Xô nghiên cứu chế tạo trong giai đoạn 1970 - 1978 và đưa vào sử dụng từ đầu thập niên 1980.

Thành phần tổ hợp 4K51 bao gồm 1 xe mang phóng 3P51 (cải tiến dựa trên khung gầm xe vận tải hạng nặng MAZ-543) sử dụng để đặt radar điều khiển hỏa lực MR-331 Rangout cùng cụm ống phóng KT-161 mang 2 tên lửa hành trình đối hạm P-15M Termit (SS-N-2 Styx).

Mặc dù tổ hợp Rubezh có tuổi đời tương đối "trẻ" nhưng lại sử dụng tên lửa quá cũ, đạn P-15 Termit đã ra đời từ thập niên 1950 có tầm bắn chỉ 80 km, tốc độ tối đa Mach 0,95 và mang theo đầu đạn bán xuyên giáp nặng 513 kg.

Kích thước của tên lửa P-15 khá lớn, bay hành trình cao (giai đoạn cuối tên lửa vẫn còn ở độ cao trên 100 m), tốc độ chậm, khả năng cơ động kém, ngoài ra nó còn rất dễ bị gây nhiễu trong môi trường tác chiến điện tử dày đặc.

 

Các chuyên gia lưu ý rằng Libya trước đó được cho là đã đặt hàng tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P tối tân hơn, nhưng do biến động chính trị tại quốc gia Bắc Phi này mà hợp đồng không thể thực hiện.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm