Tên lửa 2.000 km của Nhật Bản chỉ dùng tấn công trên biển?
Lộ diện khách hàng Đông Nam Á muốn mua tên lửa Neptune của Ukraine / Đôi nét về hệ thống tên lửa chống vệ tinh tuyệt mật của Nga
Báo Nhật cho biết tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu nằm trong tầm bắn. Đặc biệt, tên lửa sẽ được phát triển thành nhiều phiên bản để có thể phóng từ mặt đất, trên biển và trên không.
Trước đó, Nhật Bản đã thông qua quyết định hiện đại hóa tên lửa thuộc loại đất đối hạm mà quân đội nước này đang sở hữu, nâng tầm bắn của chúng từ 200km lên 900km và sau đó lên 1.500km.
Chiến hạm Aegis của Nhật Bản. |
Nhật cũng có ý định mua tên lửa hành trình có tầm bắn 500 km từ Na Uy để trang bị cho loại máy bay chiến đấu đa năng F-35 tối tân thế hệ thứ năm, hiện đã được phiên chế cho lực lượng không quân và sẽ sớm trở thành loại vũ khí tấn công chủ lực.
Giới chuyên gia cho rằng, do bị ràng buộc bởi Hiến pháp Hòa Bình hạn chế về tầm bắn của tên lửa tấn công trên bộ nên dù có tầm bắn tới 2.000 km nhưng nhiều khả năng vũ khí mới của Nhật có thể chỉ tấn công mục tiêu trên biển.
Cùng với đó, tờ EurAsian Times đưa tin, do mối đe dọa của Trung Quốc với các nước láng giềng đang treo lơ lửng ở Châu Á, Nhật Bản khẩn trương đưa vào trang bị tên lửa chống hạm ASM-3.
Tên lửa siêu âm ASM-3 do Tập đoàn Mitshubishi Heavy Industry (Tập đoàn Công nghiệp năng Mitshubishi) thiết kế hoàn toàn có khả năng làm thay đổi tình hình theo hướng có lợi cho Nhật Bản.
Tên lửa di chuyển đến mục tiêu với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tốc độ âm thanh và việc ứng dụng công nghệ tàng hình trong thiết kế khiến nó cực kỳ khó bị phát hiện.
Tên lửa ASM-3 mang đầu tác chiến Sea Buster có chức năng tiêu diệt các tàu chiến mặt nước cỡ lớn, kể cả các tàu sân bay. Trong trường hợp xảy ra xung đột trực tiếp, Hải quân Nhật Bản sẽ không cho phép kẻ thù ra được Thái Bình Dương và ASM-3 sẽ giúp người Nhật đạt được mục tiêu này.
Công nghệ quân sự tiên tiến của Nhật có thể tự hào với tầm bắn của tên lửa lên tới 200 dặm biển, tăng gấp đôi so với các tham số được công bố vào thời gian đầu khi mới thiết kế hoặc có thể xa hơn nữa, và nó bay với tốc độ tối đa Mach 3, khiến nó rất khó đánh chặn.
Mặc dù các số liệu về trọng lượng đầu tác chiến được giữ bí mất, nhưng nhiều khả năng là nó có thể nặng tới hàng hàng trăm bảng Anh, đủ sức đánh chìm hoặc loại khỏi vòng chiến đấu các tàu chiến chỉ bằng một quả đạn
Các chuyên gia quân sự viết cho tờ EurAsian Times này đặt tên cho tên lửa ASM-3 Nhật Bản là "tên lửa xé tàu thành từng mảnh" và cho rằng nó có thể trở thành một trong những luận chứng quyết định trong các trường hợp xảy ra xung đột.
Vào thời điểm hiện tại, phương tiện mang duy nhất của tên lửa ASM-3 vẫn là máy bay tiêm kích Nhật Bản F-2. Vì tên lửa ASM-3 quá lớn nên không thể lắp trong khoang chứa bom của máy bay tiêm kích thế hệ 5 F-35 mà Tokyo hiện đang mua của Mỹ
Tạp chí Mỹ Forbes dự báo rằng việc phải đảm bảo khả năng tương thích với tên lửa ASM-3 sẽ là một yêu cầu bắt buộc đối với máy bay tiêm kích tàng hình triển vọng F-3 mà Nhật Bản đang thiết kế.
Vì vậy, rất có thể tên lửa mới do Nhật Bản phát triển sẽ cùng với ASM-3 là cặp vũ khí đối hải đáng sợ nhất của Hải quân nước này trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này